Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó thì bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán các hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện pháp luật quy định. Vậy quyền, nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền thương mại được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quyền, nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền thương mại:
Điều 284 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất
- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do chính bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, các bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành các công việc kinh doanh.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 3 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BCT năm 2014 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất về các Nghị định về việc quy định chi tiết
Căn cứ Điều 288, 289 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Thương mại thì quyền, nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền thương mại được quy định như sau:
- Quyền của thương nhân nhận quyền thương mại: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có những quyền sau đây:
+ Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp về đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
+ Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác ở trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
- Nghĩa vụ của thương nhân nhận quyền thương mại: Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhận quyền có những nghĩa vụ sau đây:
+ Trả tiền nhượng quyền và những khoản thanh toán khác theo
+ Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận những quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
+ Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ những yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
+ Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả là sau khi
+ Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và những quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc là hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
+ Điều hành các hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
+ Không được nhượng quyền lại ở trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
2. Thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại:
Căn cứ Điều 4 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-BCT năm 2014 do Bộ Công Thương ban hành hợp nhất về những Nghị định về việc quy định chi tiết Luật Thương mại các hoạt động nhượng quyền thương mại thì thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động nhượng quyền thương mại được quy định như sau:
- Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi cả nước và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Quản lý thống nhất về mặt nghiệp vụ và hướng dẫn thực hiện các chính sách, quy định của pháp luật về các hoạt động nhượng quyền thương mại; tổ chức đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại;
+ Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan mà thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát, đánh giá, báo cáo lên cơ quan cấp trên có thẩm quyền về các hoạt động nhượng quyền thương mại;
+ Kiến nghị với Chính phủ ban hành mới hoặc ban hành theo thẩm quyền hoặc là đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Bộ Tài chính trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn về chế độ thuế áp dụng đối với các hoạt động nhượng quyền thương mại và lệ phí đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các hoạt động nhượng quyền thương mại trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải có trách nhiệm sau đây:
+ Thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động nhượng quyền thương mại trong nước ở trên địa bàn tỉnh;
+ Chỉ đạo Sở Công Thương báo cáo định kỳ hoạt động nhượng quyền thương mại ở trên địa bàn về Bộ Công Thương
3. Các quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại:
Điều 285 Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Thương mại quy định rằng hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Các quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại như sau:
- Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại: Trong trường hợp các bên mà lựa chọn áp dụng luật Việt Nam thì hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Các nội dung của quyền thương mại.
+ Các quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền.
+ Các quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.
+ Giá cả, phí nhượng quyền định kỳ và các phương thức thanh toán.
+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
+ Gia hạn, chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại và giải quyết tranh chấp.
- Ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại: Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập bằng ngôn ngữ là tiếng Việt. Trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài, ngôn ngữ của hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ do các bên thoả thuận.
- Về thời hạn của hợp đồng nhượng quyền thương mại:
+ Thời hạn hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ do các bên thoả thuận.
+ Hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể chấm dứt trước thời hạn thoả thuận ở trong các trường hợp Đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại
- Về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng:
+ Hợp đồng nhượng quyền thương mại có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
+ Nếu trong hợp đồng nhượng quyền thương mại có phần nội dung về chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ thì về phần đó có hiệu lực theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
- Về chuyển giao quyền thương mại:
+ Bên nhận quyền được chuyển giao quyền thương mại cho bên dự kiến nhận quyền khác khi mà đáp ứng được điều kiện đó là được sự chấp thuận của Bên nhượng quyền đã cấp quyền thương mại cho mình (sau đây gọi tắt chính là Bên nhượng quyền trực tiếp).
+ Bên nhận quyền phải gửi yêu cầu bằng văn bản về việc chuyển giao quyền thương mại sang cho Bên nhượng quyền trực tiếp. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày mà đã nhận được văn bản yêu cầu của Bên nhận quyền, Bên nhượng quyền trực tiếp phải có văn bản trả lời trong đó nêu rõ:
++ Vấn đề chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền;
++ Từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền theo các lý do pháp luật quy định. Trong thời hạn là 15 ngày nêu trên, nếu Bên nhượng quyền trực tiếp không có văn bản trả lời thì được coi đó là chấp thuận việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền.
+ Bên nhượng quyền trực tiếp chỉ được từ chối việc chuyển giao quyền thương mại của Bên nhận quyền khi mà đã có một trong các lý do sau đây:
++ Bên dự kiến nhận chuyển giao không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính mà bên dự kiến nhận chuyển giao sẽ phải thực hiện theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
++ Bên dự kiến nhận chuyển giao mà chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn lựa chọn của Bên nhượng quyền trực tiếp;
++ Việc chuyển giao quyền thương mại sẽ có các ảnh hưởng bất lợi lớn đối với hệ thống nhượng quyền thương mại hiện tại;
++ Bên dự kiến nhận chuyển giao không đồng ý bằng văn bản sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của Bên nhận quyền theo đúng với hợp đồng nhượng quyền thương mại;
++ Bên nhận quyền chưa hoàn thành các nghĩa vụ đối với Bên nhượng quyền trực tiếp, trừ trường hợp là bên dự kiến nhận chuyển giao cam kết bằng văn bản thực hiện các nghĩa vụ đó thay cho Bên nhận quyền.
+ Bên chuyển giao quyền thương mại mất quyền thương mại đã chuyển giao. Mọi quyền và nghĩa vụ liên quan đến đến quyền thương mại của Bên chuyển giao được chuyển cho Bên nhận chuyển giao, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Về đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại:
+ Bên nhận quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong trường hợp là Bên nhượng quyền có vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 287 của Luật Thương mại.
+ Bên nhượng quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại trong những trường hợp sau đây:
++ Bên nhận quyền không còn Giấy phép kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương mà theo quy định của pháp luật thì Bên nhận quyền phải có để tiến hành công việc kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại.
++ Bên nhận quyền bị giải thể hoặc là bị phá sản theo quy định của pháp luật Việt Nam.
++ Bên nhận quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng có khả năng gây về thiệt hại lớn cho uy tín của hệ thống nhượng quyền thương mại.
++ Bên nhận quyền không khắc phục những vi phạm không cơ bản trong hợp đồng nhượng quyền thương mại ở trong một thời gian hợp lý, mặc dù là đã nhận được thông báo bằng văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm đó từ Bên nhượng quyền.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Thương mại.
THAM KHẢO THÊM: