Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện tích 5.903,940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5%. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú.
Mục lục bài viết
1. Tỉnh Đồng Nai ở đâu? Tỉnh Đồng Nai thuộc miền nào?
Đồng Nai là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ Việt Nam, nằm ở phía đông và đông bắc của Thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Đồng Nai có tọa độ từ 10o30’03B đến 11o34’57’’B và từ 106o45’30Đ đến 107o35’00″Đ, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng
- Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương
- Phía nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Phía bắc giáp tỉnh Bình Phước.
Tỉnh được xem là một cửa ngõ đi vào vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ – vùng kinh tế phát triển và năng động nhất cả nước. Đồng thời, Đồng Nai là một trong 4 góc nhọn của Tứ giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Bà Rịa – Vũng Tàu – Đồng Nai. Dân cư tập trung phần lớn ở Biên Hòa với hơn 1 triệu dân và ở 2 huyện Trảng Bom, Long Thành.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Biên Hòa, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 1684 km theo đường Quốc lộ 1. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, với quy mô dân số tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.
2. Diện tích tỉnh Đồng Nai? Dân số tỉnh Đồng Nai?
Tính đến năm 2019, dân số toàn tỉnh Đồng Nai đạt 3.097.107 người, có diện tích tự nhiên là 5.907,2 km², mật độ dân số đạt 516,3 người/km².
Dân số thành thị chiếm 48.4%, dân số nông thôn chiếm 51.6%. Đây cũng là tỉnh đông dân nhất vùng Đông Nam Bộ với hơn 3 triệu dân (nếu không tính Thành phố Hồ Chí Minh). Đây là tỉnh có dân số đông thứ nhì ở miền Nam (sau Thành phố Hồ Chí Minh), đông thứ 5 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An) và có dân số đô thị đứng thứ 4 cả nước (sau Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Bình Dương).
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh Đồng Nai có 13 Tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo có 1.015.315 người, Phật giáo có 440.556 người, Đạo Cao Đài có 34.670 người, các tôn giáo khác như Tin Lành có 43.690 người, Hồi giáo 6.220 người, Phật giáo hòa hảo có 5.220 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 530 người, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa có 36 người, Minh Sư Đạo có 39 người, Bahá’í có 63 người, Bà-la-môn có 15 người, Minh Lý Đạo có 12 người, còn lại là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương có hai người.
Tỉnh Đồng Nai là tỉnh có sự đa dạng về các đặc trưng tôn giáo, tín ngưỡng. Phần lớn dân cư theo sau Công cuộc Mở mang bờ cõi của Chúa Nguyễn và đánh dấu là sự khai hoang lập ấp của Nguyễn Hữu Cảnh. Cư dân ban đầu mang theo tín ngưỡng thờ cúng ông bà mà phần lớn người dân Việt Nam hiện nay đều có. Song song đó là sự có mặt của Phật giáo, Đạo giáo, Khổng giáo,… dần dần đến các cuộc chiến tranh Việt Nam chống ngoại ban xâm lược thì sự du nhập các tôn giáo, tín ngưỡng theo sự di dân do chiến tranh và hoàn cảnh bắt đầu xuất hiện.
Công giáo ra đời và phát triển mạnh mẽ đến ngày nay trên đất Đồng Nai là sau cuộc di dân năm 1954. Rồi dần, Phật giáo Hòa Hảo và Cao Đài, v.v.. dần xuất hiện theo sự di cư của người dân. Các nơi có đông giáo dân ở Đồng Nai là tp. Biên Hoà, huyện Trảng Bom, trải dài tới Xuân Lộc, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, với hơn 900.000 giáo dân, Đồng Nai là nơi có số lượng người theo Công giáo rất lớn.
Hiện nay Đồng Nai là một địa bàn đa tôn giáo: Công giáo, Phật giáo, Tin Lành, Cao đài, Hòa Hảo, Hồi giáo… Trong đó, Công giáo và Phật giáo là hai tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất. Công giáo tập trung đông đúc ở TP. Biên Hòa và huyện Trảng Bom. Hiện tại (2019), Đồng Nai là địa phương có số người theo đạo Công giáo đông nhất cả nước với 1.015.315 giáo dân, chiếm 1/3 dân số trong toàn tỉnh (32,8%). Phật giáo phát triển mạnh sau sự kiện Thích Quảng Đức vị quốc thiêu thân năm 1963, làm phát khởi tinh thần Từ Bi – Trí tuệ của người Phật tử, hiện nay hàng loạt các ngôi chùa, tự viện, thiền viện được ra đời đáp ứng nhu cầu tu học của người dân, đăc biệt là Hệ thống Thiền viện thuộc Thiền Phái Trúc Lâm Việt Nam.
3. Danh sách đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Đồng Nai:
STT | Tên huyện trực thuộc |
1 | Huyện Cẩm Mỹ |
2 | Huyện Định Quán |
3 | Huyện Long Thành |
4 | Huyện Nhơn Trạch |
5 | Huyện Tân Phú |
6 | Huyện Thống Nhất |
7 | Huyện Trảng Bom |
8 | Huyện Vĩnh Cửu |
9 | Huyện Xuân Lộc |
4. Danh sách đơn vị hành chính cấp xã, phường thuộc tỉnh Đồng Nai:
STT | Tên xã phường |
1 | Xã An Phước |
2 | Xã An Viễn |
3 | Xã Bảo Bình |
4 | Xã Bảo Hòa |
5 | Xã Bảo Quang |
6 | Xã Bàu Cạn |
7 | Xã Bàu Hàm |
8 | Xã Bàu Hàm 2 |
9 | Xã Bàu Trâm |
10 | Xã Bắc Sơn |
11 | Xã Bình An |
12 | Xã Bình Hòa |
13 | Xã Bình Lộc |
14 | Xã Bình Lợi |
15 | Xã Bình Minh |
16 | Xã Bình Sơn |
17 | Xã Cẩm Đường |
18 | Xã Cây Gáo |
19 | Xã Đại Phước |
20 | Xã Đắc Lua |
21 | Xã Đồi 61 |
22 | Xã Đông Hòa |
23 | Xã Gia Canh |
24 | Xã Gia Kiệm |
25 | Xã Gia Tân 1 |
26 | Xã Gia Tân 2 |
27 | Xã Gia Tân 3 |
28 | Xã Giang Điền |
29 | Xã Hàng Gòn |
30 | Xã Hiếu Liêm |
31 | Xã Hố Nai 3 |
32 | Xã Hưng Lộc |
33 | Xã Hưng Thịnh |
34 | Xã La Ngà |
35 | Xã Lang Minh |
36 | Xã Lâm San |
37 | Xã Long An |
38 | Xã Long Đức |
39 | Xã Long Hưng |
40 | Xã Long Phước |
41 | Xã Long Tân |
42 | Xã Long Thọ |
43 | Xã Lộ 25 |
44 | Xã Lộc An |
45 | Xã Mã Đà |
46 | Xã Nam Cát Tiên |
47 | Xã Ngọc Định |
48 | Xã Nhân Nghĩa |
49 | Xã Núi Tượng |
50 | Xã Phú An |
51 | Xã Phú Bình |
52 | Xã Phú Cường |
53 | Xã Phú Điền |
54 | Xã Phú Đông |
55 | Xã Phú Hòa |
56 | Xã Phú Hội |
57 | Xã Phú Hữu |
58 | Xã Phú Lâm |
59 | Xã Phú Lập |
60 | Xã Phú Lộc |
61 | Xã Phú Lợi |
62 | Xã Phú Lý |
63 | Xã Phú Ngọc |
64 | Xã Phú Sơn |
65 | Xã Phú Tân |
66 | Xã Phú Thanh |
67 | Xã Phú Thạnh |
68 | Xã Phú Thịnh |
69 | Xã Phú Trung |
70 | Xã Phú Túc |
71 | Xã Phú Vinh |
72 | Xã Phú Xuân |
73 | Xã Phước An |
74 | Xã Phước Bình |
75 | Xã Phước Khánh |
76 | Xã Phước Thái |
77 | Xã Phước Thiền |
78 | Xã Quảng Tiến |
79 | Xã Quang Trung |
80 | Xã Sông Nhạn |
81 | Xã Sông Ray |
82 | Xã Sông Thao |
83 | Xã Sông Trầu |
84 | Xã Suối Cao |
85 | Xã Suối Cát |
86 | Xã Suối Nho |
87 | Xã Tà Lài |
88 | Xã Tam An |
89 | Xã Tân An |
90 | Xã Tân Bình |
91 | Xã Tân Hiệp |
92 | Xã Tây Hòa |
93 | Xã Thanh Bình |
94 | Xã Thạnh Phú |
95 | Xã Thanh Sơn |
96 | Xã Thanh Sơn |
97 | Xã Thiện Tân |
98 | Xã Thừa Đức |
99 | Xã Trà Cổ |
100 | Xã Trị An |
101 | Xã Trung Hòa |
102 | Xã Túc Trưng |
103 | Xã Vĩnh Tân |
104 | Xã Vĩnh Thanh |
105 | Xã Xuân Bảo |
106 | Xã Xuân Bắc |
107 | Xã Xuân Định |
108 | Xã Xuân Đông |
109 | Xã Xuân Đường |
110 | Xã Xuân Hiệp |
111 | Xã Xuân Hòa |
112 | Xã Xuân Hưng |
113 | Xã Xuân Mỹ |
114 | Xã Xuân Phú |
115 | Xã Xuân Quế |
116 | Xã Xuân Tâm |
117 | Xã Xuân Tây |
118 | Xã Xuân Thành |
119 | Xã Xuân Thiện |
120 | Xã Xuân Thọ |
121 | Xã Xuân Trường |
THAM KHẢO THÊM: