Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí tuy nhiên việc khai thác nguồn lợi này chỉ được thực hiện trong giới hạn nhất định. Cơ quan có thẩm quyền sẽ tưng cường quản lý, giám sát sản lượng thủy sản được khai thác để xác nhận nguyên liệu thủy sản. Vậy mẫu giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mẫu giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác:
Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác hiện đang được thể hiện tại Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT, nội dung cụ thể được thể hiện dưới đây:
Mẫu số 01 (Phụ lục III)
MẪU GIẤY XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC
A. XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU THỦY SẢN KHAI THÁC
Số xác nhận: XXXXX/20 ……/SC-AA-BB1 | Tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận: | |||||||||||
Tên tổ chức quản lý cảng cá: | Địa chỉ: | |||||||||||
Địa chỉ: | Điện thoại: ; Fax: ; Email: | |||||||||||
Điện thoại: | Tổ chức, cá nhân được ủy quyền xác nhận: | |||||||||||
Fax: | Địa chỉ: | |||||||||||
Email: | Điện thoại: ; Fax: ; Email: | |||||||||||
Thông tin tàu cá | Mô tả sản phẩm |
| ||||||||||
Số đăng ký tàu | Họ và tên chủ tàu/thuyền trưởng | Chiều dài lớn nhất của tàu (m) | Inmarsat, Fax, điện thoại (nếu có) | Nghề khai thác thủy sản2 | Số giấy phép khai thác | Thời hạn Giấy phép | Vùng3 và thời gian khai thác | Tên loài thủy sản | Ngày bốc dỡ thủy sản | Tống khối lượng nguyên liệu mua từ tàu cá (kg) | Tổng khối lượng khai thác của tàu cá (kg) | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Tổng |
|
|
|
| ………, ngày … tháng … năm …. |
________________________________
1 XXXXX, gồm 5 số là số thứ tự của giấy xác nhận; 20…….. là năm xác nhận;
AA là mã của tỉnh theo Phụ lục IV; BB là viết tắt 02 chữ đầu tên cảng cá.
2 Nghề khai thác thủy sản theo mã tại Phụ lục V.
3 Vùng khai thác thủy sản theo mã tại Phụ lục VI.
B. MÔ TẢ NGUYÊN LIỆU
Mô tả nguyên liệu đã sử dụng đề nghị chứng nhận thủy sản khai thác (lần ……….)/Description of raw materials used for the Catch Certificate | |||||
TT No. | Tên tàu/Số đăng ký của tàu | Tên loài thủy sản | Khối lượng nguyên liệu đã sử dụng (kg) | Khối lượng sản phẩm đề nghị chứng nhận4 | Chữ ký và dấu của nhà máy chế biến5 |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
| ……….., ngày …. tháng ….. năm …….. |
C. XÁC NHẬN NGUYÊN LIỆU: ……., ngày …….. tháng ……. năm …….
[Cơ quan quản lý Thủy sản cấp tỉnh] xác nhận khối lượng còn lại của nguyên liệu thủy sản trong Giấy xác nhận sau khi cấp Giấy chứng nhận số:
1. ……..
2. ……..
3. ……..
n. ……..
| Thủ trưởng đơn vị ………… |
_________________
(4) Khối lượng nguyên liệu đã sơ chế (đánh vảy, cắt vây, đầu, bỏ nội tạng…) không bao gồm phụ gia.
(5) Nếu nhà máy chế biến không phải tổ chức cá nhân xuất khẩu.
2. Đề nghị xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước sẽ cần giấy tờ gì?
Để có thể truy xuất được nguồn gốc của thủy sản khai thác là không vi phạm pháp luật thì việc xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác là hoạt động cần thiết, bắt buộc phải thực hiện. Để thực hiện công việc này thì tổ chức cá nhân phải chuẩn bị tài liệu có liên quan để cơ quan có thẩm quyền xem xét. Căn cứ khoản 2 Điều 10 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT quy định về việc xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác trong nước như sau:
- Tổ chức, cá nhân có đề nghị xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác sẽ tiến hành chuẩn bị và nộp 01 bộ hồ sơ . Khi tiến hành nộp hồ sơ thì có thể áp dụng một trong các hình thức sau: Có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính nhoặc qua môi trường mạng (nếu có) đến tổ chức quản lý cảng cá, nơi tàu cá đã bốc dỡ thủy sản qua cảng;
- Phải đảm bảo đầy đủ giấy tờ trong bộ hồ sơ đề nghị xác nhận gồm:
+ Cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền 01 giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, mẫu giấy được thực hiện theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này đã kê khai đầy đủ thông tin;
+ Cùng với đó là bản chính Giấy biên nhận thủy sản bốc dỡ qua cảng đã được tổ chức quản lý cảng cá cấp, trường hợp nộp hồ sơ qua môi trường mạng thì nộp bản sao chụp.
- Trách nhiệm của tổ chức quản lý cảng cá:
Thời gian để tổ chức này thực hiện việcthẩm định thông tin đề nghị xác nhận về khối lượng, thành phần loài thủy sản bốc dỡ tại cảng với Sổ theo dõi tàu cá cập cảng bốc dỡ thủy sản, vùng và thời gian khai thác với hành trình của tàu trong hệ thống giám sát tàu cá là trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.
Đồng thời, trong khoảng thời gian này cũng cấp Giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác theo Mẫu số 01 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này nếu đủ điều kiện. Còn trong trường hợp không cấp giấy xác nhận, tổ chức quản lý cảng cá trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối;
Việc xác nhận khối lượng thủy sản trong một số trường hợp thì không thể tiến hành tất cả hoạt động này trong cùng lúc nên khi chưa xác nhận hết khối lượng thủy sản trong giấy biên nhận, tổ chức quản lý cảng cá trả lại bản chính giấy biên nhận đã ghi khối lượng nguyên liệu còn lại cho tổ chức, cá nhân đề nghị. Trường hợp xác nhận hết khối lượng thủy sản, tổ chức quản lý cảng cá thu bản chính giấy biên nhận và lưu hồ sơ.
- Lưu ý: Khi tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị xác nhận nguyên liệu thủy sản sẽ mất phí, giá dịch vụ theo đúng quy định. Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 118/2018/TT-BTC thì phí phải chi trả dựa theo công thức sau:
Phí thẩm định xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản = 150.000 đồng + (số tấn thủy sản x 15.000 đồng/tấn)
(Mức phí tối đa được áp dụng là 700.000 đồng/lần).
3. Cơ quan nào có thẩm quyền xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 21/2018/TT-BNNPTNT thì thẩm quyền để xác nhận nguyên liệu thủy sản chỉ được thực hiện bởi một số cơ quan nhất định, điều này đảm bảo sự đồng bộ trong sự quản lý. Cụ thể, được quy định sau:
- Tổ chức quản lý cảng cá: Đối với trường hợp mà xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác trong nước thì thẩm quyền thuộc về Tổ chức quản lý cảng cá được chỉ định theo khoản 3 Điều 6 Thông tư này. Khi thực hiện việc xác nhận nguyên liệu thì cần trú trọng đến vấn đề là khối lượng, thành phần loài thủy sản, vùng và thời gian khai thác đối với tàu cá bốc dỡ thủy sản tại cảng cá ;
- Cơ quan thực hiện vấn đề này là Cơ quan quản lý thủy sản cấp tỉnh: Qua quá trình xem xét thì chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước không vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định sẽ được công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của Tổng cục Thủy sản tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. ;
- Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản: Cơ quan này được trao thẩm quyền trong việc thực hiện xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản được chế biến từ nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu không có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định theo yêu cầu của tổ chức nghề cá khu vực hoặc nước nhập khẩu.
- Cơ quan Thú y: Theo quy định thì các hoạt động liên quan đến kiểm dịch, kiểm soát nguồn gốc nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản và các văn bản sửa đổi, bổ sung Thông tư này sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan này.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác.
THAM KHẢO THÊM: