Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện những phần nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ, nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà ở bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Vậy quy định về xử lý tài sản bảo lãnh của bên thứ ba như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về xử lý tài sản bảo lãnh của bên thứ ba:
Bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật quy định. Điều 335 Bộ luật Dân sự của năm 2015 quy định về bảo lãnh như sau:
- Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện những phần nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà ở bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp đó là bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Theo đó, khi bảo lãnh thì bên bảo lãnh sẽ cam kết với bên nhận bảo lãnh về vấn đề thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh, nếu như mà khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
Điều 336 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Phạm vi bảo lãnh, Điều này quy định về Phạm vi bảo lãnh như sau:
- Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc là toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
- Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, chỉ trừ trường hợp có thoả thuận khác.
- Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
- Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm có cả nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Theo đó, khi thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là bảo lãnh thì bên bảo lãnh sẽ có thể sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
Mà theo quy định tại Điều 299 Bộ luật Dân sự quy định các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm, căn cứu Điều này thì những trường hợp mà xử lý tài sản bảo lãnh của bên thứ ba bao gồm có:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc là thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do có vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc là luật có quy định.
Điều 49 Nghị định số 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thi hành Bộ luật Dân sự hiệ hành về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm, theo Điều này thì quy định chung về xử lý tài sản bảo lãnh như sau:
- Việc xử lý tài sản bảo lãnh phải được thực hiện đúng với thỏa thuận của các bên, quy định của Nghị định số 21/2021/NĐ-CP và pháp luật liên quan.
- Trường hợp tài sản bảo lãnh là quyền khai thác khoáng sản, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên khác thì việc xử lý tài sản bảo lãnh phải phù hợp theo quy định của pháp luật về khoáng sản, pháp luật về tài nguyên thiên nhiên khác và pháp luật có liên quan.
- Bên nhận bảo lãnh thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm trên cơ sở thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh thì không cần có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý của bên bảo lãnh.
- Trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định tài sản đang dùng để bảo đảm phải xử lý để bên bảo đảm để thực hiện về các nghĩa vụ khác thì tài sản này được xử lý theo quy định đó.
- Việc bên nhận bảo lãnh xử lý tài sản bảo lãnh để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo lãnh.
2. Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh:
- Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi nghĩa vụ được bảo lãnh bị vi phạm theo một trong những căn cứ sau đây:
+ Do bên được bảo lãnh không thực hiện các nghĩa vụ đúng thời hạn;
+ Do bên được bảo lãnh không thực hiện các nghĩa vụ trước thời hạn theo thỏa thuận;
+ Do bên được bảo lãnh thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ;
+ Do bên được bảo lãnh thực hiện không đúng các nội dung của nghĩa vụ;
+ Do bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 335 và ở khoản 1 Điều 339 của Bộ luật Dân sự;
+ Căn cứ khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành, luật khác liên quan.
- Trường hợp có căn cứ nêu ở trên, bên nhận bảo lãnh thông báo cho bên bảo lãnh biết để thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Bên bảo lãnh hoàn toàn có quyền từ chối thực hiện nghĩa vụ ở trong trường hợp căn cứ được bên nhận bảo lãnh thông báo không thuộc phạm vi cam kết bảo lãnh.
- Bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong thời hạn thỏa thuận. Lưu ý rằng, trường hợp mà không có thỏa thuận thì bên bảo lãnh phải thực hiện trong thời hạn hợp lý kể bắt đầu từ thời điểm nhận được thông báo của bên nhận bảo lãnh.
- Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh phải thông báo cho bên được bảo lãnh biết. Trong trường hợp mà bên được bảo lãnh vẫn thực hiện nghĩa vụ được bảo lãnh thì bên bảo lãnh sẽ hoàn toàn có quyền yêu cầu bên nhận bảo lãnh hoàn trả cho chính mình tài sản đã nhận hoặc là giá trị tương ứng phần nghĩa vụ bảo lãnh đã thực hiện.
3. Quan hệ giữa bên bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh:
- Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng về những nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, sẽ chỉ trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh ở trong trường hợp là bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ.
- Bên nhận bảo lãnh không được yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh khi mà nghĩa vụ chưa đến hạn.
- Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh hoàn toàn có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.
Ngoài ra, tại Điều 341 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định về miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Điều này quy định rằng những trường hợp Miễn việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm:
- Trường hợp bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh mà bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì khi đó bên được bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh, sẽ chỉ trừ trường hợp có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
- Trường hợp chỉ một trong số nhiều người cùng bảo lãnh liên đới được miễn việc thực hiện phần nghĩa vụ bảo lãnh của mình thì khi đó những người khác vẫn phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của họ.
- Trường hợp một trong số những người nhận bảo lãnh liên đới miễn cho bên bảo lãnh không phải thực hiện về phần những nghĩa vụ đối với mình thì bên bảo lãnh vẫn phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại đối với những người nhận bảo lãnh liên đới còn lại.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Nghị định số 21/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
- Bộ luật Dân sự năm 2015.
THAM KHẢO THÊM: