Trong bối cảnh hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện ngày càng tinh vi khiến người mua, thậm chí là người bán cũng không thể phân biệt được trường hợp này. Vậy trong trường hợp mua mỹ phẩm giả, mỹ phẩm kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng thì có được khởi kiện hay không?
Mục lục bài viết
1. Mua mỹ phẩm giả, kém chất lượng có kiện được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Luật người tiêu dùng năm 2023 có giải thích từ ngữ về người tiêu dùng. Theo đó, người tiêu dùng được xác định là người mua, người sử dụng các loại hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, của tổ chức hoặc của gia đình. Như vậy, người mua mỹ phẩm cũng là một trong những người tiêu dùng phổ biến trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, việc mua phải mỹ phẩm giả, mỹ phẩm kém chất lượng là hiện tượng xảy ra vô cùng phổ biến trên thị trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người tiêu dùng trong quá trình sử dụng trực tiếp.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2023 có quy định về quyền của người tiêu dùng. Theo đó, người mua mỹ phẩm có các quyền cơ bản như sau:
- Quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng sức khỏe, bảo đảm an toàn về danh dự nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền bảo vệ thông tin, quyền và lợi ích hợp pháp khác trong quá trình tham gia giao dịch, trong quá trình sử dụng sản phẩm, sử dụng các loại hàng hóa, sử dụng các loại dịch vụ do tổ chức và cá nhân kinh doanh cung cấp;
- Có quyền cung cấp các loại hóa đơn, các loại chứng từ, giấy tờ tài liệu liên quan đến giao dịch, thông tin kịp thời và chính xác về sản phẩm, thông tin đầy đủ về sản phẩm, về văn hóa, về dịch vụ mà mình sử dụng, nội dung liên quan đến giao dịch, nguồn gốc xuất xứ của các loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ mà mình sử dụng, có quyền tiếp cận đối với thông tin liên quan tới tổ chức và cá nhân kinh doanh;
- Có quyền lựa chọn các loại sản phẩm, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ để sử dụng, lựa chọn các tổ chức và cá nhân kinh doanh theo nhu cầu của bản thân, phù hợp với điều kiện thực tế, có quyền quyết định tham gia giao dịch hoặc không tham gia giao dịch, có quyền thỏa thuận các nội dung liên quan đến giao dịch đối với các tổ chức và cá nhân kinh doanh, được cung cấp sản phẩm, cung cấp hàng hóa, cung cấp dịch vụ đúng với nội dung các bên đã cam kết ban đầu;
- Góp ý đối với các tổ chức và cá nhân trong quá trình kinh doanh liên quan đến giá, chất lượng sản phẩm, chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ, phong cách phục vụ đối với khách hàng, phương thức giao dịch, nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và các tổ chức/cá nhân kinh doanh;
- Yêu cầu các tổ chức và cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi các sản phẩm, hàng hóa mà mình cung cấp có khuyết tật, các sản phẩm và hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn kĩ thuật do cơ quan có thẩm quyền ban hành, sản phẩm và hàng hóa không đảm bảo an toàn chất lượng, không đảm bảo đo lường, không đảm bảo số lượng và khối lượng, không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo công dụng, giá và các nội dung khác theo quy định của pháp luật, không đúng với đăng ký, không đúng với thông báo, không đúng với công bố đã công khai ban đầu, thông tin niêm yết và quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, giới thiệu sản phẩm, quá trình giao kết, cam kết của các tổ chức và cá nhân kinh doanh đối với khách hàng;
- Có quyền tham gia vào quá trình xây dựng chính sách pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng của cơ quan có thẩm quyền;
- Có quyền khiếu nại, tố cáo, có quyền khởi kiện, đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Có quyền tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ kiến thức và kỹ năng tiêu dùng các loại sản phẩm và hàng hóa, dịch vụ;
- Được tạo điều kiện thuận lợi để lựa chọn môi trường tiêu dùng sao cho lành mạnh và bền vững;
- Được bảo vệ quyền lợi trong quá trình sử dụng dịch vụ công theo quy định của pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
- Một số quyền lợi khác do pháp luật quy định.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 54 của Luật bảo vệ người tiêu dùng năm 2023 có quy định về phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa. Theo đó, trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh thì sẽ được giải quyết thông qua một trong những hình thức như sau:
- Thương lượng;
- Hòa giải;
- Trọng tài;
- Tòa án.
Như vậy, trong trường hợp người tiêu dùng mua phải mỹ phẩm giả, mỹ phẩm kém chất lượng thì hoàn toàn có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, khởi kiện là một trong những quyền lợi pháp luật dành cho người tiêu dùng trong quá trình tham gia vào giao dịch dân sự.
2. Quy trình khởi kiện khi mua mỹ phẩm giả, kém chất lượng:
Theo như phân tích nêu trên, người tiêu dùng mua mỹ phẩm giả, mỹ phẩm kém chất lượng hoàn toàn có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, quy trình khởi kiện được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Hồ sơ khởi kiện bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
- Đơn khởi kiện, trong đơn khởi kiện cần phải ghi rõ hành vi vi phạm của người bán, trong trường hợp có thiệt hại thì cần phải nêu rõ yêu cầu bồi thường thiệt hại;
- Các văn bản tài liệu có liên quan đến hoạt động mua bán mỹ phẩm, như hóa đơn mua bán mỹ phẩm,
, hóa đơn chuyển khoản trong quá trình mua bán mỹ phẩm;phiếu thu tiền - Các tài liệu giấy tờ chứng minh thiệt hại và chứng minh mỹ phẩm kém chất lượng, như hình ảnh mô tả chi tiết sản phẩm kém chất lượng, phiếu thăm khám và chuẩn đoán sức khỏe của bệnh viện, cơ sở y tế kê đơn thuốc, viện phí;
- Giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu còn thời hạn, giấy xác nhận nơi cư trú.
Bước 2: Nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này là tòa án nhân dân cấp huyện. Căn cứ theo quy định tại Điều 26, Điều 39 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong trường hợp khởi kiện khi mua mỹ phẩm kém chất lượng là tòa án nhân dân cấp huyện nơi người bán cư trú và làm việc.
Bước 3: Tòa án tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hồ sơ theo thủ tục tố tụng dân sự. Thời gian chuẩn bị xét xử là khoảng 04 tháng, có thể gia hạn thêm 02 tháng nếu đó là vụ việc phức tạp. Thời gian tòa án đưa vụ án ra xét xử là 01 tháng được tính bắt đầu kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án sẽ mở phiên tòa giải quyết.
3. Mức xử phạt đối với hành vi bán mỹ phẩm giả, kém chất lượng:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng trong trường hợp cá nhân có hành vi buôn bán các loại mỹ phẩm giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá dưới 3.000.000 đồng hoặc cá nhân có hành vi thu lợi bất hợp pháp dưới 5.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp cá nhân có hành vi buôn bán các loại mỹ phẩm giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng hoặc cá nhân có hành vi thu lợi bất hợp pháp từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp cá nhân có hành vi buôn bán các loại mỹ phẩm giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng hoặc cá nhân có hành vi thu lợi bất hợp pháp từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp cá nhân có hành vi buôn bán các loại mỹ phẩm giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng hoặc cá nhân có hành vi thu lợi bất hợp pháp từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp cá nhân có hành vi buôn bán các loại mỹ phẩm giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng hoặc cá nhân có hành vi thu lợi bất hợp pháp từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp cá nhân có hành vi buôn bán các loại mỹ phẩm giả tương đương với số lượng của hàng thật có trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc cá nhân có hành vi thu lợi bất hợp pháp từ 50.000.000 đồng trở lên truy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023;
– Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
THAM KHẢO THÊM: