Thiện nguyện là một trong những hành động cao đẹp, thể hiện truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, ngày nay hoạt động từ thiện diễn ra dưới nhiều hình thức và nhiều quy mô khác nhau, số lượng ngày càng nhiều nhóm tình nguyện tổ chức hoạt động kêu gọi từ thiện. Có thể tham khảo quy định của pháp luật về cá nhân vận động từ thiện trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Quy định về cá nhân vận động từ thiện mới nhất:
Thiện nguyện là một trong những hoạt động có vai trò tương thân tương ái trong xã hội hiện nay. Kể từ khi xảy ra vụ hỏa hoạn kinh hoàng khiến cho rất nhiều người tử vong tại chung cư mini phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, tuy nhiên người dân vẫn chưa hết bàng hoàng và không khỏi xót thương. Vụ hỏa hoạn xảy ra tại thanh xuân khiến 56 người tử vong, rất nhiều người bị thương, thiệt hại vô cùng nghiêm trọng đến tài sản, nhiều người lâm vào tình trạng khó khăn cần sự hỗ trợ của cộng đồng.
Vì vậy, nhiều tổ chức và cá nhân đã đứng ra kêu gọi từ thiện giúp cho đồng bào vượt qua hoạn nạn trong vụ cháy. Đây là một trong những hành động vô cùng cần thiết. Tuy nhiên quá trình vận động từ thiện của cá nhân cũng cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, cụ thể là tuân thủ theo quy định của Bộ luật dân sự và Nghị định 93/2021/NĐ-CP, từ đó giúp cho hoạt động từ thiện diễn ra một cách tốt nhất và hiệu quả, giảm bớt tiêu cực trong xã hội, giảm bớt những vấn đề có thể phát sinh trong hoạt động từ thiện.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 93/2021/NĐ-CP, cá nhân vận động từ thiện cần phải tuân thủ theo quy định này. Theo đó, việc kêu gọi và vận động đóng góp từ thiện của các cá nhân sẽ tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc như sau:
(1) Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động từ thiện, nhà nước tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động đóng góp từ thiện, hỗ trợ cho các cá nhân tổ chức vận động đóng góp từ thiện, từ đó phát huy tối đa tinh thần đoàn kết, tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, nhanh chóng giúp đỡ cho người dân bị thiệt hại bởi thiên tai, sự cố, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc giúp đỡ cho những người dân mắc bệnh hiểm nghèo sớm ổn định cuộc sống, đời sống sinh hoạt, khôi phục phát triển nền sản xuất kinh doanh.
(2) Cá nhân trong quá trình tham gia vận động từ thiện không được trục lợi cá nhân. Vận động đóng góp nhằm mục đích hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, sự cố được thực hiện khi thiên tai, sự cố đó xảy ra, gây ra thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản hoặc ảnh hưởng đến đời sống của người dân, vận động đóng góp để hỗ trợ cho các bệnh nhân mắc các chứng bệnh hiểm nghèo sẽ được thực hiện trong từng trường hợp cụ thể.
(3) Vận động đóng góp từ thiện của các cá nhân cần phải đảm bảo tính kịp thời, được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyện, các tổ chức và cá nhân không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu người dân trong xã hội đóng góp từ thiện, các khoản đóng góp từ thiện phải phát sinh từ thu nhập hợp pháp, tài sản hợp pháp của các tổ chức và cá nhân thực hiện nghĩa vụ đóng góp.
(4) Quá trình tiếp nhận, sử dụng, phân phối tiền, phân phối hiện vật đóng góp từ thiện để khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ cho các bệnh nhân đang mắc chứng bệnh hiểm nhau cần phải đảm bảo tính kịp thời, công bằng, công khai, hiệu quả, sử dụng đúng mục đích, phân phối đúng đối tượng, có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ giữa các bộ ban ngành và địa phương, giữa các tổ chức và cá nhân có liên quan trong quá trình sử dụng và phân phối.
(5) Kinh phí phục vụ cho hoạt động tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp, vận động nguồn đóng góp, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và theo quy định cụ thể tại Nghị định 93/2021/NĐ-CP.
Đồng thời, các cá nhân trong quá trình vận động từ thiện sẽ không được thực hiện hành vi bị nghiêm cấm do pháp luật quy định. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 93/2021/NĐ-CP, trong quá trình vận động từ thiện, các cá nhân cần phải lưu ý những hành vi sau đây:
2. Đối tượng nào được vận động kêu gọi từ thiện?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Nghị định 93/2021/NĐ-CP, có quy định về các tổ chức và cá nhân vận động từ thiện, tiếp nhận, phân phối nguồn từ thiện. Theo đó bao gồm:
- Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam có thẩm quyền kêu gọi và vận động từ thiện; Ban vận động, phân phối và tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện (đây là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam cung cấp thành lập, có thể được gọi tắt là Ban vận động) là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện nhằm mục đích khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
- Hội chữ thập đỏ Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền bắt động, phân phối, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện nhằm mục đích khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và sự cố;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có thẩm quyền vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện nhằm mục đích khắc phục khó khăn xuất phát từ thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc sự cố. Đồng thời, Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai là cơ quan có thẩm quyền vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong một số tình huống khẩn cấp;
- Các cơ quan thông tin đại chúng, các cơ sở y tế là các cơ quan có thẩm quyền vận động, tiếp nhận và hỗ trợ cho các bệnh nhân đang mắc chứng bệnh hiểm nghèo;
- Các quỹ từ thiện là cơ quan có thẩm quyền vận động, tiếp nhận, sử dụng, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn xuất phát từ thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân đã và đang mắc chứng bệnh hiểm nghèo
- Các doanh nghiệp và hợp tác xã được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật, tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vào quá trình vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện nhằm mục đích khắc phục cho những khó khăn xuất phát từ thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, sự cố, giúp đỡ và hỗ trợ cho bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
- Các cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự là chủ thể có quyền tham gia vào quá trình vận động, phân phối, tiếp nhận nguồn đóng góp tự nguyện để nhằm mục đích khắc phục những khó khăn xuất phát từ thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ cho các bệnh nhân đang mắc chứng bệnh hiểm nghèo.
3. Thời gian vận động, tiếp nhận và phân phối tiền từ thiện?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 93/2021/NĐ-CP, có quy định về thời gian vận động, tiếp nhận và phân phối tiền từ thiện. Theo đó:
- Quá trình vận động từ thiện sẽ được phát động ngay sau khi thiên tai, sự cố xảy ra trên thực tế, thiên tai đó gây ra thiệt hại về người, thiệt hại về tài sản và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của nhân dân;
- Tùy theo tình hình diễn biến cụ thể, tùy theo yêu cầu khắc phục trên thực tế, theo hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, sự cố, các tổ chức và cá nhân vận động đóng góp từ thiện thực hiện theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 93/2021/NĐ-CP sẽ quyết định thời gian tiếp nhận khoản đóng góp từ thiện để phục vụ cho quá trình khắc phục hậu quả thiên tai, hậu quả dịch bệnh, khắc phục sự cố tuy nhiên không được phép vượt quá 90 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày bắt đầu phát động cuộc vận động, ngoại trừ trường hợp thực hiện theo cam kết đối với các tổ chức và cá nhân đóng góp từ thiện. Trong trường hợp cần thiết, Ban vận động cấp tỉnh trở lên có thể ra quyết định kéo dài thời gian tiếp nhận, vận động và phân phối các khoản tiền đóng góp tự nguyện;
- Thời gian phân phối sẽ được thực hiện ngay trong quá trình vận động và kết thúc chậm nhất là không vượt quá 20 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày kết thúc thời gian vận động, ngoại trừ trường hợp thực hiện theo cam kết đối với các tổ chức và cá nhân đóng góp tự nguyện.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
+ Thông tư 41/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho các hoạt động xã hội, từ thiện;
+ Nghị định 93/2021/NĐ-CP tiếp nhận và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh, bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
THAM KHẢO THÊM: