Khi mà xã hội hóa giáo dục được quan tâm thì việc mở trường, lớp mầm non tư thục ngày càng phát triển mạnh mẽ tại các địa phương.Vậy theo quy định hiện nay thì được chuyển nhượng nhóm trẻ tư thục mẫu giáo không? Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu về vấn đề trên.
Mục lục bài viết
1. Được chuyển nhượng nhóm trẻ tư thục mẫu giáo không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay thì bạn không thể trực tiếp sang tên lớp mẫu giáo của bạn cho người khác được, hiện nay pháp luật chỉ công nhận đối với các trường học hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất các lớp mầm non, chứ không quy định về việc được phép sang tên cho người khác. Do đó, có thể giải quyết bằng cách là sang nhượng toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất của lớp mẫu giáo hiện tại cho người khác, sau đó bạn làm thủ tục giải thể và để người mua sẽ đứng lên thành lập một nhóm trẻ mẫu giáo mới vẫn tại địa điểm đó.
Về vấn đề sang nhượng địa điểm và tài sản trong lớp học:
Địa điểm để thực hiện việc tổ chức lớp học nếu trường hợp bạn đi thuê của một chủ sở hữu khác thì cần làm hợp đồng thuê lại và có sự cho phép của người đó để làm thủ tục cho thuê lại. Còn nếu địa điểm đó do bạn là chủ sở hữu có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn chỉ cần làm hợp đồng cho thuê.
Tài sản trong lớp học như bàn ghế, dụng cụ học tập, ti vi, trò chơi, cơ sở vật chất… bạn cần làm hợp đồng mua bán hoặc chuyển nhượng để người đó được hợp pháp sử dụng những tài sản đó mà không có tranh chấp gì.
Căn cứ theo quy định tại
- Người đứng đầu nhóm trẻ, lớp mầm non có có trách nhiệm gửi thông báo yêu cầu giải thể đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt địa điểm
- Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiến hành phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra, lập biên bản
- Căn cứ vào biên bản kiểm tra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm ra quyết định thu hồi giấy phép thành lập và quyết định giải thể nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập. Quyết định giải thể phải ghi rõ lý do, các biện pháp bảo đảm lợi ích hợp pháp của trẻ em, giáo viên, nhân viên và phải được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Và sau cùng là tiến hành thủ tục thành lập lớp mầm non mới.
2. Thực hiện thủ tục chuyển nhượng tài sản trong lớp học:
- Đối với những tài sản của trường mầm non mà không phải đăng ký quyền sở hữu như đồ dùng trong lớp học, đồ chơi cho trẻ em…thì các bên chỉ cần làm hợp đồng chuyển nhượng và biên bản bàn giao tài sản.
- Đối với lớp học hoặc phòng học mà thuộc quyền sở hữu của bên bán thì hai bên sẽ tiến hành thực hiện thủ tục sang tên, chuyển nhượng cho bên mua hoăc làm hợp đồng cho bên mua thuê cơ sở để thực hiện hoạt động giảng dạy sau này.
Nếu trường hợp chuyển nhượng thì sẽ phải đảm bảo người bán phải có Giấy chứng nhận quyền đất và các tài sản khác gắn liền với đất và phải có thời hạn sử dụng nếu là đất được nhà nước giao hoặc cho thuê có thời hạn. Hai bên phải lập hợp đồng chuyển nhượng và thực hiện thủ tục sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Nếu trường hợp cho thuê thì hai bên chỉ phải lập hợp đồng thuê có chữ của hai bên là được, phải thực hiện thủ tục công chứng, chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc Văn phòng công chứng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về thủ tục thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ quyết định cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.
- Hồ sơ gồm:
+ Tờ trình đề nghị việc cho phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
+ Trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ tư thục, dân lập có thể thuê trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị của Nhà nước, cơ sở giáo dục công lập không sử dụng để tổ chức hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật;
+ Bản sao có chứng thực các văn bằng, chứng chỉ của giáo viên.
- Trình tự thực hiện:
+ Tổ chức, cá nhân sẽ gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ là đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận và tổ chức thẩm định hồ sơ. Trong thời hạn được xác định là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì thông báo bằng văn bản những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung cho tổ chức, cá nhân nếu hồ sơ đúng quy định thì có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm tra thực tế các điều kiện thành lập đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập;
+ Trong thời hạn được xác định là 10 ngày làm việc, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức kiểm tra trên thực tế và có ý kiến bằng văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nêu rõ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập đủ hay không đủ điều kiện thành lập;
+ Trong thời hạn được xác định là 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Phòng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu chưa quyết định thì có văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân và Phòng Giáo dục và Đào tạo nêu rõ lý do.
3. Điều kiện của chủ nhóm lớp mẫu giáo đl tư thục:
Chào Luật sư, Em có một vướng mắc pháp lý cần nhờ mọi người giải đáp như sau: Nhóm lớp Mẫu giáo tư thục của em được thành lập từ năm 2018, do bà ngoại em là Nguyễn Thị H đứng tên thành lập. Tháng 08/2023, bà em chuyển nhượng Nhóm lớp này cho bà Hoa, bà Hoa không có chứng chỉ quản lý Mầm non nên thuê chị Lợi về quản lý nhóm lớp. Do tình hình Nhóm lớp mới chuyển nhượng chưa ổn định được nhóm nên đến tầm tháng 09/2023, bên bà B mới cử người làm thủ tục thay đổi tên chủ nhóm từ bà H sang bà Hoa. Tuy nhiên bên UBND không giải quyết cho bà B. Bà B đã giải thích rằng chính bà sẽ là người đứng tên thành lập Nhóm lớp, còn chị C được bà thuê về để trực tiếp quản lý và là đại diện của bà B trong các thủ tục pháp lý khác. Vậycho em hỏi, UBND phường giải quyết như vậy có đúng quy định hay không? Và điều kiện của chủ nhóm lớp mẫu giáo tư thục như thế nào ạ?
Chào bạn, chúng tôi gửi đến bạn câu trả lời như sau:
- Chủ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục sẽ là người đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
- Tiêu chuẩn:
+ Cá nhân đứng tên xin phép tiến hành thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Phẩm chất, đạo đức tốt có sức khỏe tốt;
+ Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em hoặc chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.
Theo đó, thì UBND không chấp nhận bà B đứng tên nhóm trẻ nữa, vì bắt buộc bà B phải có chứng chỉ quản lý mầm non.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
THAM KHẢO THÊM: