Hủy hợp đồng được xem là biện pháp nghiêm khắc nhất mà bên mua áp dụng khi bên bán vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên, việc bên mua áp dụng chế tài hủy hợp đồng sẽ mâu thuẫn với quyền được khắc phục thiếu sót của bên bán. Bài viết nghiên cứu về mối quan hệ giữa quyền khắc phục thiếu sót của người bán và quyền hủy hợp đồng của người mua theo các quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)
Mục lục bài viết
- 1 1. Quyền khắc phục thiếu sót của bên bán;
- 2 2. Mối quan hệ giữa quyền khắc phục thiếu sót của bên bán và quyền tuyên hủy hợp đồng của bên mua:
- 2.1 2.1. Quan điểm thứ nhất: Bên mua có thể thực hiện quyền tuyên hủy hợp đồng không hạn chế bởi quyền khắc phục của người bán:
- 2.2 2.2. Quan điểm thứ hai: Bên mua trước tiên phải cho phép người bán thực hiện quyền khắc phục thiếu sót trước khi tuyên bố hủy hợp đồng:
- 2.3 2.3. Quan điểm riêng: Bên mua không có quyền tuyên bố hủy hợp đồng vì khi bên bán có khả năng khắc phục thiếu sót thì không làm hành vi đó cấu thành vi phạm cơ bản:
1. Quyền khắc phục thiếu sót của bên bán;
Quyền khắc phục thiếu sót của bên bán được chia làm hai giai đoạn. Đó là khắc phục trước ngày giao hàng theo hợp đồng và khắc phục sau ngày giao hàng. Điều 37 CISG liên quan đến trường hợp bên bán giao hàng trước thời hạn được ấn định trong hợp đồng và muốn khắc phục thiếu sót của hàng hóa trước ngày đó. Theo đó, bên bán hoàn toàn có quyền khắc phục vi phạm trong khoảng thời gian trước ngày giao hàng ấn định trong hợp đồng mà không cần sự đồng ý từ phía bên mua và bên mua không có quyền áp dụng biện pháp nào ngăn cản bên bán thực hiện sự khắc phục thiếu sót này, ngoại trừ được yêu cầu bồi thường nếu có.3 Quy định này là hoàn toàn hợp lý và đảm bảo được quyền thực hiện nghĩa vụ hoàn hảo của bên bán.
Trong khi đó, Điều 48 CISG lại quy định quyền khắc phục thiếu sót của bên bán sau ngày giao hàng được ấn định trong hợp đồng. Quyền khắc phục này phải thỏa mãn hai điều kiện: (i) Bên bán có thể thực hiện không chậm trễ và không gây ra cho bên mua những trở ngại phi lý và (ii) phải có sự minh thị đồng ý hoặc im lặng trong một thời hạn hợp lý bên phía bên mua.
Về điều kiện thứ nhất, CISG không có giải thích gì thêm thế nào là không chậm trễ vô lý và không gây ra cho bên mua những trở ngại phi lí. Theo nhiều học giả, các yếu tố được xem xét trong việc xác định sự hợp lý của việc sửa chữa, khắc phục bao gồm khả năng thành công trong việc giải quyết các vấn đề mà bên hứa sửa chữa, khắc phục đưa ra, và những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra do những chậm trễ phát sinh, do việc tiến hành sửa chữa, khắc phục.
Về điều kiện thứ hai, nếu bên mua minh thị chấp nhận hoặc vẫn im lặng trong một thời hạn hợp lý sẽ được ngầm hiểu là chấp nhận việc khắc phục thiếu sót của bên bán, và do vậy quyền khắc phục thiếu sót của bên bán được ưu tiên hơn quyền tuyên hủy hợp đồng của bên mua thể hiện qua việc trong thời gian khắc phục đó, bên mua không được áp dụng bất cứ chế tài không thích hợp với hành động khắc phục của bên bán.
2. Mối quan hệ giữa quyền khắc phục thiếu sót của bên bán và quyền tuyên hủy hợp đồng của bên mua:
Điều 48 CISG trao cho bên bán quyền khắc phục khiếm khuyết của hàng hóa. Tuy nhiên, nếu bên mua không đồng ý với yêu cầu trên của người bán và muốn tuyên bố hủy hợp đồng thì có được hay không? Nói cách khác, Điều 49.1.a và Điều 48.1 CISG có mâu thuẫn với nhau hay không?
Liên quan đến vấn đề trên, các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp được chia ra hai luồng quan điểm chính. Một là, bên mua có thể thực hiện quyền tuyên bố hủy hợp đồng không hạn chế và loại trừ quyền khắc phục của người bán. Hai là, bên mua trước tiên phải cho phép người bán thực hiện quyền khắc phục thiếu sót thậm chí là một vi phạm cơ bản trước khi tuyên bố hủy hợp đồng.
2.1. Quan điểm thứ nhất: Bên mua có thể thực hiện quyền tuyên hủy hợp đồng không hạn chế bởi quyền khắc phục của người bán:
Quan điểm này được cụ thể hóa trong vụ Designer clothes. Bên mua ở Đức giao kết hợp đồng với bên bán ở Ý về mua bán các mẫu quần áo. Hai bên thống nhất hàng hoá được giao theo nhiều đợt. Nhận thấy trong đợt giao hàng đầu tiên, hàng hóa không phù hợp, bên mua đã gửi
Một số học giả ủng hộ quan điểm này vì Điều 48.1 CISG có ý chỉ ra quyền khắc phục thiếu sót bị phụ thuộc vào quyền tuyên hủy hợp đồng của người mua qua mệnh đề “với điều kiện tuân thủ quy định của Điều 49”. Qua đó cho thấy, quyền tuyên hủy hợp đồng của bên mua được ưu tiên áp dụng trước quyền khắc phục thiếu sót của bên bán.
Ngoài ra, không có điều khoản nào trong CISG yêu cầu người mua cho người bán một cơ hội để khắc phục trước khi thực hiện quyền tuyên hủy hợp đồng của mình. Hơn nữa, CISG cũng không có quy định nào tước đi quyền tuyên hủy hợp đồng của người mua bằng một đề nghị khắc phục khiếm khuyết của hàng hóa sau ngày thực hiện hợp đồng.
Ở quan điểm này, cũng cần lưu ý trong Hướng dẫn của UNCITRAL về CISG nêu rằng: “Nhìn chung, [CISG] được xác định cho phép người mua tự quyết định liệu hợp đồng có nên hủy hay không. Nếu một quyền tuyên bố hủy hợp đồng được thiết lập, người mua có thể thi hành nó mà không bị hạn chế bởi quyền khắc phục của người bán.” Như vậy, theo cách hiểu này, Điều 49 có thể được bên mua ưu tiên sử dụng bất chấp bên bán có viện dẫn Điều 48 hay không.
2.2. Quan điểm thứ hai: Bên mua trước tiên phải cho phép người bán thực hiện quyền khắc phục thiếu sót trước khi tuyên bố hủy hợp đồng:
Theo quan điểm này, khi bên bán đề nghị sửa chữa khiếm khuyết thì bên mua nên chấp nhận lời đề nghị này thay vì tuyên bố hủy hợp đồng ngay cả khi đó là một vi phạm cơ bản.
Trong vụ Furniture case,’ người bán và người mua giao kết
Có thể thấy, ngược lại với quan điểm thứ nhất, quan điểm thứ hai có khuynh hướng bảo vệ cho bên bán. Điều này xuất phát sâu xa từ nguyên tắc Pacta sunt servanda; Theo đó, hợp đồng sẽ không bị hủy đơn giản chỉ vì việc giao hàng khiếm khuyết.3 Tòa kết luận rằng các bên không nên quá dễ dàng chấm dứt hợp đồng, mà phải có thiện chí để kéo dài hiệu lực của hợp đồng.
Việc bên bán có quyền khắc phục khiếm khuyết của hàng hóa ngay cả khi tồn tại một vi phạm cơ bản được chấp nhận bởi hai lý do. Thứ nhất, CISG phải được giải thích theo nguyên tắc thiện chí (good faith) và thứ hai là cần cân nhắc cấu thành vi phạm cơ bản phụ thuộc theo sự sẵn lòng khắc phục khiếm khuyết của bên bán. Trong trường hợp này, hầu hết các nhà bình luận đồng ý rằng quyền khắc phục của bên bán không thể bị bác bỏ bởi sự tuyên bố hủy hợp của bên mua khi có hành vi vi phạm cơ bản.
2.3. Quan điểm riêng: Bên mua không có quyền tuyên bố hủy hợp đồng vì khi bên bán có khả năng khắc phục thiếu sót thì không làm hành vi đó cấu thành vi phạm cơ bản:
Sự sẵn sàng khắc phục thiếu sót của bên bán là một trong những yếu tố để xem xét một hành vi của bên bán không cấu thành một vi phạm cơ bản, và do vậy, bên mua không có quyền tuyên hủy hợp đồng theo Điều 49.1a CISG. Quan điểm này được rút ra từ vụ Inflatable triumphal arch case. Bên mua ở Đức (bị đơn) đã đặt ba vòm cổng bơm hơi từ bên bán Thụy Sĩ (nguyên đơn). Khi bên mua đưa vào sử dụng thì nhận thấy các vòng cổng đều bị lỗi và buộc phải tháo dỡ. Vào cùng ngày, bị đơn đã gửi thông báo về hàng khiếm khuyết đến nguyên đơn. Nguyên đơn đã phúc đáp hai ngày sau đó về đề nghị khắc phục thiếu sót. Khoảng hai tuần sau đó, bị đơn tuyên bố hủy hợp đồng. Tòa cho rằng bị đơn đã viện dẫn một cách chính xác sự khiếm khuyết trong hàng hoá theo phạm vi Điều 35 CISG, bởi vi các vòm cổng đã không đáp ứng được mục đích đã thỏa thuận. Tuy nhiên, Tòa án đã kết luận rằng bị đơn không có quyền hủy hợp đồng trong trường hợp này vì Điều 49(1) CISG đòi hỏi một vi phạm cơ bản của hợp đồng. Thật vậy, ngay cả khi hàng hóa có khiếm khuyết, thậm chí khiếm khuyết nghiêm trọng, nhưng có thể sửa chữa thì Tòa án cho rằng việc có thể sửa chữa đã loại trừ yếu tố vi phạm cơ bản và rằng vòm cổng sửa chữa vẫn có thể sử dụng được lại tại các sự kiện tiếp theo.
Người viết cho rằng ngay cả trong trường hợp người bán có hành vi vi phạm nghiêm trọng, người mua cũng không có quyền tuyên bố hủy hợp đồng miễn là người bán đã đề nghị sự khắc phục thiếu sót và sự khắc phục này có thể thực hiện không chậm trễ vô lý và không gây ra cho người mua những trở ngại phi lý hay sự bất ổn do phải gánh chịu các chi phí mà người bán phải hoàn trả. Việc khắc phục hoặc sửa chữa hàng hóa bị khiếm khuyết đã loại trừ yếu tố vi phạm cơ bản trong hành vi. Do vậy, tính chất cơ bản của một vi phạm phải được quyết định không chỉ bằng cách nhìn vào hậu quả của vi phạm đối với người mua mà còn ở cách hành xử của người bán và sự sẵn sàng và khả năng khắc phục vi phạm của bên bán,” bởi lẽ khi một thiệt hại có thể được khắc phục bởi bên bán sẽ không tước đi đáng kể lợi ích mà bên mua có quyền mong đợi từ hợp đồng.