Các quy định về lãi, lãi suất phát sinh trong giai đoạn thi hành án được tuyên trong các quyết định của Tòa án theo thỏa thuận của các bên hợp đồng kinh doanh thương mại. Trong thực tiễn nhiều trường hợp các quyết định còn ghi chung chung không rõ ràng, khó thực thi, gây ảnh hưởng đến chất lượng xét xử và quyền lợi của các đương sự khi tham gia các hoạt động tố tụng tại Tòa án.
Mục lục bài viết
1. Khái quát về lãi suất trong Hợp đồng kinh doanh thương mại :
Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ban hành ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được đính chính theo Thông báo số 15/TB-HĐTP ngày 05/6/2019 hướng dẫn giải quyết các quy định về lãi, lãi suất, chậm thanh toán, trong bối cảnh thực thi áp dụng các quy định này còn nhiều điểm chưa được thống nhất. Theo đó Tòa án đã chủ động phát hiện và chỉ ra nhiều sai phạm khi tuyên trong các bản án, quyết định xét xử như các đánh giá về những hạn chế: “không tuyên về phần nghĩa vụ chậm trả theo quy định tại Điều 357 và Điều 468 Bộ luật Dân sự; tuyên chưa rõ, không đúng phần lãi chậm trả” là đúng với thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp án kinh doanh, thương mại hiện nay. Đây cũng là minh chứng cho thấy việc triển khai các quy định theo Nghị quyết đến nay vẫn còn không ít lúng túng. Do đó, tác giả tiếp tục nghiên cứu các quyết định về lãi, lãi suất trong các bản án, quyết định của Tòa án nhằm giải quyết đầy đủ các khía cạnh pháp lý của lãi, lãi suất khi thi hành án bảo đảm cho các “nghĩa vụ trả hết nợ gốc và lãi” như các lý thuyết về lãi suất được đề cập.
Thật vậy, các quy định tiếp tục hiện thực hóa, theo đó tại điểm a, khoản 1, Điều 13 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ban hành ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có ghi: “bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án…”. Song việc xác định thời điểm tính lãi sau khi xét xử và mức lãi như thế nào là công việc gây không ít khó khăn đối với Tòa án khi giải quyết tranh chấp nói chung và án kinh doanh thương mại nói riêng. Với việc ấn định số tiền phải thi hành án, việc xác định lãi, lãi suất và thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả lãi theo quyết định của Tòa án luôn là vấn đề khá phức tạp.
Về phương diện lý thuyết, các nghiên cứu trong khoa học pháp lý Việt Nam về lãi, lãi suất hiểu theo nghĩa là “giá cả của khoản vay, được biểu hiện bằng tỷ lệ % giữa giá trị lãi của khoản vay và giá trị của khoản vay trong một thời gian nhất định”. Các giá trị lãi được biểu thị tính toán, định lượng bằng một mức cụ thể dựa trên khoản tiền vay (hoặc tài sản có thể quy đổi, xác định được giá trị bằng tiền trên thị trường). Đồng thời, theo tác giả, với bản chất là giá cả của khoản vay, lãi suất phải được điều chỉnh kịp thời phù hợp theo quy luật vận động của nền kinh tế, có sự điều tiết của nhà nước vào các mục tiêu sử dụng vốn vay.
Điều cần thiết phải làm rõ đặc điểm lãi suất trong quan hệ kinh doanh, thương mại ở chỗ các bên có thỏa thuận trả lãi cho các nghĩa vụ thanh toán ngay từ ban đầu của hợp đồng hay không, từ đó quyết định lãi suất trong bản án, quyết định trong lĩnh vực này sao cho phù hợp. Bởi lẽ, lãi phát sinh từ các khoản tiền vay, khoản tiền chậm trả (thanh toán) bên có nghĩa vụ phải thực hiện. Nghĩa vụ trả lãi từ quan hệ hợp đồng, giao dịch kinh doanh, thương mại được các bên xác lập, thực hiện ràng buộc các trách nhiệm đối với người vay, người trả nợ, thanh toán (gọi chung là “người có nghĩa vụ”). Trường hợp người có nghĩa vụ không hoàn trả nợ, chậm trả tiền, thanh toán thì còn phải trả lãi ở mức lãi cao hơn lãi trong hạn các bên thỏa thuận, được pháp luật quy định cho phép áp dụng. Đồng nghĩa rằng, lãi suất nhiều hay ít tương ứng theo tỷ lệ giá trị của khoản tiền vay (khoản tiền thanh toán), kỳ hạn vay dài hay ngắn hoặc ý thức thái độ trả nợ, thanh toán mà người có nghĩa vụ phải thực hiện.
Trong giai đoạn thi hành án, việc ấn định lãi suất của các cấp Tòa án phải thể hiện rõ trong các bản án, quyết định để dễ dàng thực thị. Do đó, lãi suất được ghi trong các bản án để áp dụng trong giai đoạn thi hành án cần có những đặc trưng pháp lý cơ bản. Đó là mức lãi suất theo thỏa thuận giữa các bên, ghi trong các hợp đồng kinh doanh, thương mại cần được tiếp tục ghi nhận cả trong giai đoạn thi hành án. Trường hợp các bên không có thỏa thuận lãi suất thì pháp luật cũng phải có những quy định cụ thể để điều chỉnh, cũng như ràng buộc trách nhiệm nếu đương sự (bên phải thi hành án) không tự giác thi hành các bản án, quyết định của Tòa án.
2. Quyết định lãi, lãi suất trong các bản án, quyết định của Tòa án:
2.1. Đối với trường hợp chậm thực hiện nghĩa thỏa thuận về lãi suất:
Hoạt động xét xử được thực hiện theo 02 cấp (sơ thẩm, phúc thẩm), ngoài ra còn có thủ tục xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực theo trình tự thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. Quy định của Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ban hành ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (điểm a, khoản 1, Điều 13) đề cập đến mốc tính lãi ở giai đoạn trước và sau thời điểm xét xử sơ thẩm. Tại thời điểm này, bản án quyết định có thể có hiệu lực hoặc chưa có hiệu lực. Trong phạm vi thẩm quyền của mình, Hội đồng xét xử giải quyết vụ việc chỉ tính lãi đến thời điểm xét xử sơ thẩm là phù hợp. Đây là điểm mới trong các quy định của pháp luật về lãi suất, giúp cho các bên xác định phạm vi trách nhiệm, không lạm dụng kéo dài tranh chấp nguy cơ phải chịu lãi cao.
Theo Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ban hành ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, “kể từ ngày tiếp theo của ngày xét xử sơ thẩm cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận về mức lãi suất thì quyết định theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của
Thứ nhất, điều khoản áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận lãi suất, phù hợp tính liên tục của lãi suất được các nghiên cứu đề cập từ bản chất của quan hệ cho vay, đó là “nghĩa vụ hoàn trả của người đi vay (tài sản, tiền) cho người cho vay”. Tác giả Đỗ Văn Đại (Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh) khi nghiên cứu luật thực định Việt Nam và pháp luật quốc tế, đã khẳng định: “không có giai đoạn khoản tiền chậm trả không làm phát sinh lãi và thời điểm kết thúc tính lãi là khi thanh toán xong” là có cơ sở khoa học và thực tiễn. Qua đó cũng cho thấy, các quy định về tính liên tục của lãi suất tiếp tục được nhà làm luật củng cố, kể cả khi vụ việc đã được giải quyết ở giai đoạn thi hành án. Nó không chỉ góp phần bảo đảm cho các nghĩa vụ hợp đồng nói chung được nghiêm túc, mà còn khuyến khích các bên phát triển các giao dịch (đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng) theo định hướng phát triển lành mạnh, an toàn, có hiệu quả.
Thứ hai, mức lãi áp dụng theo Nghị quyết có quy định như sau: “2. “Mức lãi suất hai bên thỏa thuận” hướng dẫn tại khoản 1 điều này là mức lãi suất nợ quá hạn các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc tại Tòa án. Trường hợp, các bên không có thỏa thuận về mức lãi suất nợ quá hạn thì mức lãi suất nợ quá hạn bằng 150% mức lãi suất trong hạn”. Quy định đề cập đến mức lãi suất nợ quá hạn như biện pháp chế tài chậm toán đã được tác giả đề cập, mức lãi phải phù hợp với quy định của pháp luật. Qua đó cũng đặt ra trách nhiệm của các bên ngay từ khi thỏa thuận lãi suất, xác lập hợp đồng kinh doanh. Đồng nghĩa rằng, Tòa án phải có trách nhiệm xác định lãi suất thỏa thuận và mức lãi ghi rõ trong các quyết định để thi hành thay vì ghi chung chung thiếu rõ ràng gây khó khăn cho cơ quan thi hành án.
Ví dụ: Bản án số 02/2019/ KDTM-ST ngày 25/1/2019 về việc “Tranh chấp
Tại Bản án số 28/2018/KDTM-PT ngày 27/12/2018 về tranh chấp
Hai tình huống pháp lý tranh chấp kinh doanh, thương mại trên cho thấy Tòa án xác định rõ khoản tiền nào được phép tính lãi và khoản nào không được tính lãi, thay vì tất cả các khoản tiền theo quyết định của Tòa án đều được tính lãi suất cho đến khi bên phải thi hành án thi hành xong bản án, quyết định của Tòa án là phù hợp, nhưng việc áp dụng mức lãi không được thống nhất: Mặc dù cả hai tình huống theo vụ án, các bên có thỏa thuận lãi suất ngay từ ban đầu ở tình huống (1) việc áp dụng lãi suất quá hạn theo hợp đồng tín dụng là phù hợp. Thêm vào đó Điều 7 Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP cũng nêu rõ nguyên tắc áp dụng các quy định của Luật các tổ chức tín dụng, không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất theo quy định của Bộ luật dân sự. Trong khi đó, ở tình huống (2) hai doanh nghiệp có thỏa thuận lãi chậm trả là 12%/năm đối với số tiền chậm thanh toán, nhưng Tòa án cả hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đều không dựa theo thỏa thuận từ đó ấn định lãi suất trong giai đoạn thi hành án cho phù hợp. Bên cạnh đó, quyết định của Tòa án không ghi nhận tính liên tục của lãi suất và chỉ chấp nhận tính lãi từ khi có đơn yêu cầu thi hành án đối với khoản lãi chậm trả phát sinh giai đoạn này cũng chưa đúng.
Hiện nay có tình trạng một số trường hợp do sơ sót, Tòa án không ghi trong quyết định, bản án, nếu bản án, quyết định đó không bị kháng cáo, kháng nghị, các đương sự có quyền khởi kiện bằng một vụ án khác, yêu cầu thanh toán tiền lãi nếu bên vay, bên có nghĩa vụ chậm thực thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ hoàn trả tài sản (xuất phát từ quyền khởi kiện khi phát sinh sai phạm, gây thiệt hại dân sự). giai đoạn thi hành án, các bên cũng có thể thỏa thuận lại lãi suất theo hướng giảm lãi nhằm chia sẻ rủi ro, chia sẻ những khó khăn đối với bên có nghĩa vụ (bên phải thi hành án).
2.2. Đối với trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ không có thỏa thuận về lãi suất:
Quy định việc trả lãi kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (áp dụng trong một số trường hợp) là phù hợp, được áp dụng trong các trường hợp chuyên biệt, bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế cũng như tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên. Việc bỏ tính lãi giai đoạn xét xử phúc thẩm sẽ mang đến quyền lợi tố tụng nhất định cho bên có nghĩa vụ, cũng như tránh được áp lực phải trả lãi trong giai đoạn này (nếu có).
Các quy định trước đây theo Thông tư liên tịch số 01/ TTLT ban hành ngày 19/6/1997 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, tại mục III.1 quy định việc bảo vệ quyền lợi cho bên được thi hành án có quy định như sau: “ tất cả các khoản tiền, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất nợ quá hạn…”. Quy định lúc bấy giờ không phân định rõ từng quan hệ có phát sinh nghĩa vụ trả lãi và thời điểm tính lãi khi vụ việc đã chuyển sang giai đoạn thi hành án. Đây là lý do Thông tư quy trách nhiệm Tòa án phải quyết định rõ trong bản án hoặc quyết định là kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong.
Với việc phân định các nghĩa vụ trả lãi đối với hợp đồng không có thỏa thuận lãi suất cho thấy tính liên tục lãi suất bị giới hạn. Điều này cũng đặt ra quyền quyết định thi hành án, khi đó mới tiếp tục phát sinh nghĩa vụ trả lãi. Theo Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ban hành ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, “thì quyết định kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật (đối với các trường hợp cơ quan thi hành án có quyền chủ động ra quyết định thi hành án) hoặc kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án (đối với các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án) cho đến khi thi hành án xong, bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Quy định đặt ra thời điểm tính lãi và mức lãi như sau: (i) Thời điểm tính lãi, tại khoản 2, Điều 6 Nghị quyết số 01/2019/ NQ-HĐTP ban hành ngày 11/01/2019 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xác định thời điểm trả nợ theo hướng dẫn tại điều 3,4 và 5 Nghị quyết là thời điểm xét xử sơ thẩm (Điều 3,4,5 chính lãi suất trong các hợp đồng vay tài sản không phải là hợp đồng tín dụng). Đồng nghĩa rằng, nếu các bên không có thỏa thuận lãi suất thì chỉ khi có đơn yêu cầu thi hành án mới tiếp tục tính lãi; (ii) Mức lãi được áp dụng theo các Điều 357, Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Đối chiếu với tình huống pháp lý viện dẫn về phần lãi suất được áp dụng sau khi xét xử sơ thẩm hoặc khi bản án, quyết định có hiệu lực, đương sự có đơn yêu cầu thi hành án cho đến khi thi hành án xong tương đối rõ ràng. Dù vậy, bản án, quyết định của các cấp tòa hiện nay vẫn còn bất nhất, không làm rõ những trường hợp áp dụng lãi suất khi các bên có thỏa thuận hoặc không có thỏa thuận.
Chẳng hạn, trong vụ án tranh chấp thương mại theo Bản án số 02/2018/KDTM-ST ngày 07/2/2018 về
Bản án số: 06/2019/KDTM-ST ngày 22-5-2019 của Tòa án nhân dân quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng về việc “Tranh chấp hợp đồng tín dụng” Tòa án đã tuyên xử như sau: “Kể từ ngày Ngân hàng V có đơn yêu cầu thi hành án, Công ty trách nhiệm hữu hạn thủy sản Trọng Nhân phải thanh toán xong khoản tiền nêu trên, nếu không thì còn phải chịu thêm khoản lãi phát sinh theo quy định tại Điều 357 và Điều 468 Bộ luật dân sự đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả..” Theo Quyết định của vụ án này Tòa án tiếp tục áp dụng không đúng quy định lãi suất trong bản án, quyết định của Tòa án. Đây là quan hệ tín dụng cho vay có lãi bắt buộc phải áp dụng lãi suất quy định chuyên ngành của Luật Các tổ chức tín dụng nhưng Tòa án vận dụng quy định áp dụng của Bộ luật Dân sự. Quyết định bản án yêu cầu các bên phải có đơn thi hành án mới tính lãi cũng không đúng, vi phạm nghiêm trọng tính liên tục của lãi suất.
3. Những kiến nghị về quy định lãi suất trong Hợp đồng kinh doanh thương mại :
Từ những viện dẫn trong các quyết định giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại qua thực tiễn còn thiếu thống nhất, không ít trường hợp áp dụng sai các quy định nhưng không kịp thời khắc phục, gây không ít khó khăn khi giải quyết thi hành án, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của các đương sự như được phân tích. Tác giả kiến nghị một số giải pháp khắc phục như sau:
Một là, kịp thời giám sát, chỉnh sửa các bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị sai phạm, rà soát, hủy bỏ các bản án, quyết định có hiệu lực tuyên lãi suất trong giai đoạn thi hành án không rõ ràng, áp dụng sai các quy định của pháp luật về lãi, lãi suất. Nhất là trong các bản án quyết định giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại không tôn trọng quyền tự định đoạt, thỏa thuận lãi suất của các đương sự được ghi trong hợp đồng.
Hai là, ban hành các văn bản hướng dẫn các cấp Tòa áp dụng thống nhất pháp luật trong ngành Tòa án, không để xảy ra tình trạng áp dụng sai, tuyên không rõ ràng đẩy trách nhiệm về cho các cơ quan thi hành án trong việc quyết định lãi suất, hoặc buộc các bên tự thỏa thuận lại lãi suất đi ngược lại các nguyên tắc tính lãi, lãi suất được ghi nhận theo Nghị quyết số 01/2019/NQ-HĐTP ban hành ngày 11/1/2019 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn các quy định của pháp luật về lãi, lãi suất, phạt vi phạm.
Những giải pháp trên nếu được triển khai đồng bộ, kịp thời sẽ mang lại các giá trị tích cực trong hoạt động xét xử, nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp, mang lại niềm tin và lợi ích hơn nữa cho các chủ thể kinh doanh khi tham gia các hoạt động tố tụng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại.