Pháp luật về người khuyết tật có quy định rất cụ thể những chính sách riêng đối với người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng với mục đích để bù đắp một phần nào các khó khăn mà họ gánh chịu. Vậy đối với trường hợp người khuyết tật nặng mang thai có được trợ cấp không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
1. Người khuyết tật nặng mang thai có được trợ cấp không?
Theo quy định của pháp luật về người khuyết tật thì người khuyết tật nặng là đối tượng o khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
Căn cứ Điều 44 Văn bản hợp nhất số 35/VBHN-VPQH 2019 Luật người khuyết tật quy định đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng gồm có:
– Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng.
– Gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó.
– Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
Như vậy, đối với đối tượng là người khuyết tật đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng sẽ được hưởng trợ cấp theo quy định.
2. Mức hỗ trợ đối với người khuyết tật nặng đang mang thai:
Đối tượng là người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng sẽ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất bằng với mức chuẩn trợ giúp xã hội theo quy định, cụ thể như sau:
– Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi:
+ Đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi: hệ số 1,5.
+ Đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên: hệ số 2,0.
Lưu ý: đối với người khuyết tật được hưởng các hệ số khác nhau thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất.
Đối với trường hợp vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng thì sẽ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Ngoài ra, trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội theo quy định tuy nhiên có mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng thì vẫn sẽ được hưởng các chế độ theo quy định như trên.
Đối với người chăm sóc người khuyết tật nặng đang mang thai còn được hưởng chế độ sau:
– Được hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
– Được ưu tiên vay vốn, dạy nghề tạo việc làm, phát triển kinh tế hộ và chế độ ưu đãi khác.
Lưu ý:
Thời gian hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng của đối tượng khác kể từ tháng Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký quyết định.
3. Thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật:
Căn cứ mục 9 Điều 697/QĐ-LĐTBXH năm 2013 quy định về thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật gồm có:
Bước 1: Đối tượng đề nghị trợ cấp hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc sẽ lập hồ sơ theo quy định. Hồ sơ gồm có:
– Tờ khai thông tin của người khuyết tật (theo mẫu).
– Giấy xác nhận khuyết tật (bản sao).
– Sổ hộ khẩu (bản sao).
– Giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân (bản sao).
– Quyết định của cơ sở chăm sóc người khuyết tật về việc chuyển người khuyết tật về gia đình đối với trường hợp đang sống trong cơ sở bảo trợ xã hội (bản sao).
Bước 2: Nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 3: Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai kết luận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 15 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sau đó thông báo trên thông tin đại chúng trong vòng 07 ngày.
Bước 4: Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng khi hết thời gian niêm yết công khai và không có ý kiến thắc mắc, khiếu nại nào. Đồng thời trình lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản gửi Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.
Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể, công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng nếu như có khiếu nại, tố cáo của công dân. Thời gian thực hiện là 10 ngày.
Bước 5: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định hoặc có thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc trong vòng 07 ngày làm việc tính từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Bước 6: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xem xét và ký Quyết định trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc trong vòng 03 ngày làm việc.
4. Mẫu tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội đối với người khuyết tật nặng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
TỜ KHAI ĐỀ NGHỊ TRỢ GIÚP XÃ HỘI
(Áp dụng đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định số …..)
THÔNG TIN CỦA ĐỐI TƯỢNG
1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): ………
Ngày/tháng/năm sinh: … I… I…. Giới tính: …… Dân tộc: …….
Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số …… cấp ngày …/ … / ….
Nơi cấp: ……..
2. Hộ khẩu thường trú: ……..
Hiện đang ở với ai và địa chỉ nơi ở? ……
3. Tình trạng đi học
□ Chưa đi học (Lý do: …….. )
□ Đã nghỉ học (Lý do: ….. )
□ Đang đi học (Ghi cụ thể): …….. )
4. Có thẻ BHYT không? □ Không □ Có
5. Đang hưởng chế độ nào sau đây:
Lương hưu/Trợ cấp BHXH hàng tháng: … đồng. Hưởng từ tháng …/ ……….
Trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng: …. đồng. Hưởng từ tháng ……/ …………
Trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng:…. đồng. Hưởng từ tháng…./ ……
Trợ cấp, phụ cấp hàng tháng khác: …….. đồng. Hưởng từ tháng ……/ …….
6. Thuộc hộ nghèo không? □ Không □ Có
7. Giấy xác nhận khuyết tật số ……. Ngày cấp : … Nơi cấp …….
– Dạng tật: ……..
– Mức độ khuyết tật: ………..
8. Có tham gia làm việc không? □ Không □ Có
a) Nếu có thì đang làm gì ……, thu nhập hàng tháng ….. đồng
b) Nếu không thì ghi lý do: ……..
9. Tình trạng hôn nhân : ……….
10. Số con (Nếu có):… người. Trong đó, dưới 36 tháng tuổi: …… người.
11. Khả năng tự phục vụ? ………
12. Cá nhân/hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng: ………
Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai không đúng, tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.
Thông tin người khai thay Giấy CMND hoặc Căn cước công dân số:…. Ngày cấp: ………………………………… Nơi cấp: …… Mối quan hệ với đối tượng: …… Địa chỉ: …… | Ngày …. tháng …. năm … NGƯỜI KHAI (Ký, ghi rõ họ tên. Trường hợp khai thay phải ghi đầy đủ thông tin người khai thay) |
XÁC NHẬN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn đã tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu các giấy tờ kèm theo và xác nhận thông tin cá nhân nêu trên của ông (bà) …….. là đúng.
| Ngày …. tháng …. năm … |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 35/VBHN-VPQH Luật người khuyết tật.
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Quyết định số 697/QĐ-LĐTBXH về việc công bố thủ tục hành chính ban hành mới, sửa đổi bổ sung lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ lao động – thương binh và xã hội.
THAM KHẢO THÊM: