Người khuyết tật chính là người mà có bị khiếm khuyết một hoặc là nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện ở dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Vậy pháp luật quy định như thế nào về chế độ thai sản cho người khuyết tật?
Mục lục bài viết
1. Chế độ thai sản cho người khuyết tật:
Khoản 1 Điều 2 Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Người khuyết tật có giải thích người khuyết tật chính là người mà có bị khiếm khuyết một hoặc là nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện ở dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Những chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động đã được quy định rõ tại khoản 1 Điều 4 của Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH 2019 của Văn phòng Quốc hội về Luật Bảo hiểm xã hội, căn cứ Điều này thì bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm có những chế độ nêu ở dưới đây:
– Chế độ ốm đau;
– Chế độ thai sản;
– Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Chế độ hưu trí;
– Chế độ tử tuất.
Theo đó, chế độ thai sản là một trong những chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc của những người lao động mà pháp luật quy định được hưởng chế độ thai sản. Pháp luật quy định những người lao động sẽ được quyền hưởng chế độ thai sản khi mà đáp ứng đủ các điều kiện gồm có những người lao động sau:
– Người làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động mà có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Các cán bộ, công chức, viên chức;
– Các công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Các Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;
– Các sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
– Những người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Những người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Ngoài ra, Điều 31 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH 2019 của Văn phòng Quốc hội về Luật Bảo hiểm xã hội đưa ra quy định về các điều kiện hưởng chế độ thai sản, Điều này quy định các điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
– Khi người lao động có thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Là lao động nữ mang thai;
+ Là lao động nữ sinh con;
+ Là lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Là người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Là nao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Là lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Người người lao động dưới đây sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi mà người lao động đó sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:
+ Người lao động nữ sinh con;
+ Người lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động mà nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
– Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi người này mang thai phải nghỉ việc của mình để được dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội với khoảng thời gian là từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy, pháp luật không có quy định nào về vấn đề người khuyết tật không được hưởng chế độ thai sản hay người khuyết tật có chệ độ thai sản khác so với những người lao động khác. Vì vậy, chế độ thai sản cho người khuyết tật sẽ giống như những người lao động khác nếu như người này đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản đã nêu ở trên.
2. Các chế độ thai sản mà người khuyết tật được hưởng:
Như đã phân tích ở mục trên, chế độ thai sản cho người khuyết tật sẽ giống như những người lao động khác nếu như người này đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản. Các chế độ thai sản mà người khuyết tật được hưởng bao gồm có:
2.1. Khám thai:
Trong thời gian mang thai, người khuyết tật được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp người khuyết tật ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người khuyết tật có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2.2. Chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý:
Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì người khuyết tật được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà có thẩm quyền. Thời gian để người khuyết tật nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
– 10 ngày nếu thai của người khuyết tật dưới 05 tuần tuổi;
– 20 ngày nếu thai của người khuyết tật từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
– 40 ngày nếu thai của người khuyết tật từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
– 50 ngày nếu thai của người khuyết tật từ 25 tuần tuổi trở lên.
2.3. Chế độ khi sinh con:
Người khuyết tật được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi mình sinh con là 06 tháng. Căn cứ ở tại Điều 39 của Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH 2019 của Văn phòng Quốc hội về Luật Bảo hiểm xã hội thì tính mức hưởng của một tháng khi người khuyết tật nghỉ hưởng chế độ thai sản là bằng 100% của mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi người khuyết tật nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Ví dụ, Chị Nguyễn Thị A là người lao động của công ty A với vị trí việc làm là công nhân đan giỏ hoa, chị sinh con vào ngày 16/3/2016, có quá trình đóng BHXH như dưới đây:
– Từ tháng 10/2015 đến tháng 01/2016 (chị có 4 tháng) đóng BHXH với mức lương 5.000.000 đồng/tháng;
– Từ tháng 02/2016 đến tháng 3/2016 (chị có 2 tháng) đóng BHXH với mức lương 6.500.000 đồng/tháng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của chị Nguyễn Thị A sẽ được tính như sau:
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi chị Nguyễn Thị A nghỉ việc sinh con được tính = ((5.000.000 x 4) + (6.500.000 x 2))/6 = 5.500.000 (đồng/tháng)
Như vậy, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng liền kề trước khi chị A nghỉ việc để sinh con tính làm cơ sở tính hưởng chế độ thai sản của chị A là 5.500.000 đồng/tháng.
Và số tiền hưởng chế độ thai sản trong thời gian đẻ con của chị A là = 5.500.000 đồng/tháng x 6 tháng = 33.000.000 đồng.
Ngoài việc người khuyết tật được hưởng tiền thai sản trong thời gian sinh con thì người khuyết tật sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản sẽ còn được hưởng về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản. Vấn đề này được quy định ở tại Điều 41 của Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH 2019 của Văn phòng Quốc hội về Luật Bảo hiểm xã hội, căn cứ Điều này thì người khuyết tật được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản như sau:
– Người khuyết tật sau thời gian hưởng chế độ thai sản trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ của người khuyết tật chưa được phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
– Thời gian để nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe của người khuyết tật được quy định như sau:
+ Tối đa là 10 ngày đối với người khuyết tật sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa là 07 ngày đối với người khuyết tật sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa là 05 ngày đối với các trường hợp khác.
– Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày của người khuyết tật bằng vớ 30% mức lương cơ sở.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
THAM KHẢO THÊM: