Lao động tự do là một trong những bộ phận lao động chiếm số lượng lớn trên thị trường, khi đến một độ tuổi nhất định không còn sức lao động, những người lao động tự do không có lương hưu sẽ phải đối mặt với nhiều nỗi lo. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì lao động tự do vẫn muốn nhận lương hưu có được không?
Mục lục bài viết
1. Lao động tự do vẫn muốn nhận lương hưu có được không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 73 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về điều kiện hưởng lương hưu. Theo đó:
– Người lao động hưởng lương hưu khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu căn cứ theo quy định tại Điều 169 của
+ Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội cho nên.
– Người lao động đã đáp ứng đầy đủ điều kiện về độ tuổi để hưởng lương hưu, tuy nhiên thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì hoàn toàn có quyền đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm để có thể hưởng lương hưu.
Và căn cứ theo quy định tại Điều 169 của
– Người lao động đảm bảo điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng chế độ lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu;
– Tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường sẽ được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi người lao động đó từ đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035;
– Bắt đầu kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ được xác định là từ đủ 60 tuổi 03 tháng đối với những người lao động nam và từ đủ 55 tuổi 04 tháng đối với những người lao động nữ. Sau đó, cứ tăng thêm mỗi năm thì sẽ tăng thêm 03 tháng đối với người lao động nam và tăng thêm 04 tháng đối với người lao động nữ;
– Trong trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động, người lao động làm các công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, người lao động làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm, người lao động làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì có thể nghỉ hưu ở độ tuổi thấp hơn, tuy nhiên không vượt quá 05 tuổi so với độ tuổi nghỉ hưu tối thiểu theo như phân tích nêu trên tính tại thời điểm nghỉ hưu, ngoại trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác.
Theo đó thì có thể thấy, lao động tự do vẫn có thể được hưởng lương hưu khi đáp ứng được điều kiện nhất định. Như vậy, để được hưởng chế độ lương hưu thì lao động tự do cần phải tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Khi đó, lao động tự do cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:
– Đáp ứng điều kiện về độ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật, có thời gian đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội trở lên;
– Trong trường hợp người lao động tự do đáp ứng đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tuy nhiên thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì người lao động đó vẫn được đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm để hưởng chế độ lương hưu.
2. Quy trình tham gia bảo hiểm tự nguyện để hưởng lương hưu của lao động tự do:
Quy trình đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện thông thường sẽ được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Người đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc các đại lý thu cung cấp;
– Giấy tờ tùy thân của người mua bảo hiểm xã hội tự nguyện như: căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn thời hạn;
– Đối với đại lý thu thì cần phải chuẩn bị thêm danh sách người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
– Người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện cần phải xuất trình các loại giấy tờ gốc để cán bộ đối chiếu thông tin.
Bước 2: Lập hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký mua bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người mua bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể lựa chọn lập và nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc có thể đóng trực tiếp cho đại lý thu (có thể nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường). Trong trường hợp người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội thì cần phải tiến hành hoạt động kê khai tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội theo mẫu do pháp luật quy định, sau đó tiếp tục nộp tại Bộ phận một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp tại Trung tâm phục vụ hành chính công các cấp. Người tham gia có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích sao cho thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, trong trường hợp người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng trực tiếp cho các đại lý thu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, thì cần phải tiến hành thủ tục kê khai tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội nộp cho đại lý thu, sau đó đại lý thu sẽ lập danh sách người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và nộp lại cho Cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Nộp phí mua bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể lựa chọn một trong các cách thức đóng tiền như sau: Có thể nộp tiền mặt cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội, hoặc có thể nộp tiền mặt cho đại lý thu trong trường hợp người mua bảo hiểm xã hội tự nguyện tham gia đóng trực tiếp cho đại lý thu, hoặc có thể nộp tiền thông qua tài khoản ngân hàng hoặc nộp tiền thông qua hệ thống tiện ích thông minh có chức năng tiếp nhận khoản tiền mua bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bước 4: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thời gian giải quyết sẽ không được phép vượt quá 05 ngày được tính kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Kết quả giải quyết trong trường hợp này được xác định là sổ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên cần phải lưu ý, sau khi nhận sổ bảo hiểm xã hội thì cần phải giữ và bảo quản sổ bảo hiểm xã hội cẩn thận. Sổ bảo hiểm xã hội được xem là căn cứ ghi lại thông tin quá trình đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động, đây là thành phần hồ sơ quan trọng để người lao động hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Những ai được xem là người lao động tự do?
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể giải thích về khái niệm lao động tự do. Tuy nhiên có thể hiểu rằng, đối tượng lao động tự do là khái niệm để chỉ những người lao động tuy nhiên không có bất kỳ giao kết
– Người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ trên hè phố;
– Người thu gom rác, thu gom thế liệu;
– Người bốc vác, vận chuyển hàng hóa;
– Những người bán vé số lưu động;
– Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ, du lịch, ăn uống.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Bộ luật Lao động năm 2019;
–
– Quyết định 2379/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo quy định tại khoản 2 Mục II Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ.
THAM KHẢO THÊM: