Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng. Vậy danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại Việt Nam như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Phụ lục I kèm theo tại Thông tư số 09/2023/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp phát triển và nông thôn thì danh mục thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại Việt Nam bao gồm có:
– Thuốc sử dụng ở trong nông nghiệp:
+ Thuốc trừ sâu: gồm 712 hoạt chất với 1725 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ bệnh: gồm 683 hoạt chất với 1561 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ cỏ: gồm 260 hoạt chất với 791 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ chuột: gồm 08 hoạt chất với 43 tên thương phẩm.
+ Thuốc điều hoà sinh trưởng: gồm 60 hoạt chất với 178 tên thương phẩm.
+ Chất dẫn dụ côn trùng: gồm 08 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ ốc: gồm 31 hoạt chất với 152 tên thương phẩm.
+ Chất hỗ trợ (chất trải): gồm 05 hoạt chất với 06 tên thương phẩm.
– Thuốc trừ mối: gồm 16 hoạt chất với 23 tên thương phẩm.
– Thuốc bảo quản lâm sản: gồm 07 hoạt chất với 08 tên thương phẩm.
– Thuốc khử trùng kho: gồm 03 hoạt chất với 09 tên thương phẩm.
– Thuốc mà sử dụng cho sân golf:
+ Thuốc trừ bệnh: gồm 02 hoạt chất với 02 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ cỏ: gồm 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
+ Thuốc điều hoà sinh trưởng: gồm 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
– Thuốc để xử lý hạt giống:
+ Thuốc trừ sâu: gồm 10 hoạt chất với 16 tên thương phẩm.
+ Thuốc trừ bệnh: gồm 12 hoạt chất với 12 tên thương phẩm.
– Thuốc bảo quản nông sản sau thu hoạch: gồm 01 hoạt chất với 01 tên thương phẩm.
2. Các bước xin cấp phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại Việt Nam:
Căn cứ Điều 51 Văn bản hợp nhất 35/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật và Điều 13 của Thông tư số
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật
Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật bao gồm những giấy tờ sau:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật (đơn theo mẫu pháp luật quy định);
– Bản sao của Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.
– Mẫu nhãn thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định của pháp luật.
– Kết quả khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật ở tại Việt Nam (bản chính), gồm:
+ Kết quả của khảo nghiệm hiệu lực sinh học.
+ Kết quả của khảo nghiệm xác định thời gian cách ly.
+ Báo cáo tổng hợp về kết quả khảo nghiệm.
Bước 2: nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại Việt Nam
Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại Việt Nam vừa nêu trên kèm theo 01 bản điện tử định dạng word hoặc excel hoặc là power point áp dụng đối với mẫu nhãn đến cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương bằng một trong những phương thức sau:
– Nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trực tiếp đến Cục Bảo vệ thực vật
– Nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật qua đường bưu điện đến Cục Bảo vệ thực vật
– Nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trực tuyến đến Cục Bảo vệ thực vật.
Bước 3: giải quyết hồ sơ xin cấp phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại Việt Nam
Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ xin cấp phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trong thời hạn là 02 ngày làm việc. Nếu như hồ sơ xin cấp phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại Việt Nam hợp lệ thì tiếp nhận hồ sơ, còn nếu như mà không hợp lệ thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân và yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ xin cấp phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại Việt Nam hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật sẽ tổ chức thẩm định, trình lên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa thuốc bảo vệ thực vật vào trong Danh mục; thực hiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật theo đúng như mẫu mà pháp luật quy định.
3. Những nguyên tắc phải tuân thủ khi đăng ký thuốc bảo vệ thực vật:
Căn cứ Điều 5 Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT thì những nguyên tắc phải tuân thủ khi đăng ký thuốc bảo vệ thực vật gồm có:
– Tất cả thuốc bảo vệ thực vật dùng để phòng trừ sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng cho các cây trồng; bảo quản thực vật; khử trùng kho; trừ mối hại các công trình xây dựng và đê điều; trừ cỏ ở trên đất không trồng trọt; làm tăng về độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng (có tên thương phẩm riêng) sẽ phải được đăng ký vào trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam (sau đây gọi là Danh mục).
– Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh của công ty có kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật đang được phép hoạt động ở tại Việt Nam) sản xuất các hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật (sau đây được gọi là hoạt chất), thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật (sau đây sẽ được gọi là thuốc kỹ thuật) hoặc thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm từ thuốc kỹ thuật (sau đây sẽ được gọi là thuốc thành phẩm) được trực tiếp đứng tên đăng ký thuốc bảo vệ thực vật do mình sản xuất.
– Tổ chức, cá nhân sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc là thuốc thành phẩm không trực tiếp có đứng tên đăng ký được ủy quyền cho duy nhất 01 tổ chức, cá nhân đủ về các điều kiện được quy định tại khoản 3 Điều 50 của Luật Bảo vệ hiện hành và kiểm dịch thực vật có đứng tên đăng ký mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật của mình.
– Mỗi tổ chức, cá nhân được ủy quyền đứng tên đăng ký sẽ được nhận ủy quyền chỉ duy nhất của 01 nhà sản xuất hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc là thuốc thành phẩm cho mỗi một loại hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc thuốc thành phẩm.
– Tổ chức, cá nhân mà có đứng tên đăng ký:
+ Được đăng ký 01 tên thương phẩm cho mỗi hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc là thuốc thành phẩm để phòng, trừ những sinh vật gây hại hoặc điều hòa sinh trưởng cây trồng. Trường hợp những hoạt chất, thuốc kỹ thuật hoặc là thuốc thành phẩm này được dùng để khử trùng kho; bảo quản thực vật; trừ mối hại các công trình xây dựng, đê điều; thuốc xử lý về hạt giống phải đăng ký thêm 01 tên thương phẩm khác;
+ Chỉ đăng ký 01 hàm lượng hoạt chất cho mỗi một dạng thành phẩm của thuốc bảo vệ thực vật;
+ Được chuyển nhượng về tên thương phẩm;
+ Không thay đổi tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật ở trong Danh mục trừ trường hợp là cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc là tòa án có kết luận bằng văn bản về vấn đề vi phạm nhãn hiệu hàng hóa của tên thương phẩm trong Danh mục;
+ Được thay đổi nhà sản xuất ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật ở trong trường hợp là nhà sản xuất ngừng cung cấp sản phẩm hoặc là đã có sự thỏa thuận chấm dứt ủy quyền bằng văn bản giữa nhà sản xuất và tổ chức, cá nhân được ủy quyền.
– Sau 05 năm kể từ ngày tổ chức, cá nhân đăng ký đầu tiên sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chính thức cho những thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất chưa có ở trong Danh mục, các tổ chức, cá nhân khác mới được thực hiện nộp hồ sơ đăng ký bổ sung về tên thương phẩm mới cho thuốc bảo vệ thực vật có hoạt chất đó.
– Thuốc bảo vệ thực vật có thành phần hoạt chất là hỗn hợp của những chất hóa học và sinh học được quản lý như thuốc hóa học.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp phát triển và nông thôn.
THAM KHẢO THÊM: