Chi bộ Đảng được xem là một trong những tế bào quan trọng của đảng Cộng sản Việt Nam, chi bộ đảng là nơi trực tiếp đưa đường lối và chính sách của đảng đến gần hơn với quần chúng nhân dân. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì có bao nhiêu đảng viên mới được tiến hành thủ tục thành lập chi bộ Đảng?
Mục lục bài viết
1. Có bao nhiêu Đảng viên thì được thành lập chi bộ Đảng?
Trước hết, chi bộ Đảng là một trong những bộ phận quan trọng của Đảng Cộng sản, Hồ Chí Minh đã từng khẳng định “Chi bộ là gốc rễ của Đảng Cộng sản Việt Nam, là đồn lũy chiến đấu của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quần chúng nhân dân, và cũng chính là cầu nối giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân”. Chi bộ đảng có mạnh thì Đảng Cộng sản Việt Nam mới vững mạnh. Vì vậy, sinh hoạt chi bộ Đảng cũng là một trong những chế độ được ghi nhận cụ thể trong điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam. Quá trình thành lập chi bộ Đảng cũng cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định, trong đó có số lượng Đảng viên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 có quy định về vấn đề thành lập tổ chức cơ sở đảng. Theo đó, tổ chức cơ sở Đảng muốn thành lập cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
– Tổ chức cơ sở đảng, trong đó bao gồm chi bộ cơ sở và Đảng bộ cơ sở được xem là nền tảng của Đảng Cộng sản Việt Nam, là hạt nhân chính trị ở cấp cơ sở;
– Ở xã, phường, thị trấn có từ 03 đảng viên chính thức trở lên, theo quy định của pháp luật sẽ cần phải lập tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc Cấp ủy cấp huyện. Ở các cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, ở các đơn vị lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam, lực lượng công an nhân dân Việt Nam, đơn vị sự nghiệp, và các đơn vị khác có từ 03 đảng viên chính thức trở lên thì cần phải thành lập tổ chức đảng, trong đó bao gồm tổ chức cơ sở Đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng ủy cấp cơ sở, cấp ủy cấp trên trực tiếp sẽ xem xét và quyết định quá trình thành lập tổ chức đảng, đồng thời xem xét tổ chức đạt đó nên trực thuộc cấp ủy cấp trên nào sao cho phù hợp. Trong trường hợp chưa đủ 03 đảng viên chính thức thì cấp ủy cấp trên trực tiếp sẽ giới thiệu Đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ sở đảng thích hợp;
– Tổ chức cơ sở Đảng có số lượng dưới 30 thành viên thì có thể thành lập chi bộ cơ sở, có các tổ chức Đảng trực thuộc;
– Tổ chức cơ sở đảng có số lượng từ 30 thành viên Đảng trở lên thì có thể thành lập Đảng bộ cơ sở, có các chi bộ trực thuộc đảng ủy;
– Trong những trường hợp sau đây thì cấp ủy cấp dưới bắt buộc phải lập văn bản báo cáo lên cấp ủy cấp trên, và được cấp ủy cấp trên trực tiếp đồng ý thì mới có quyền thực hiện, bao gồm: Thành lập đảng bộ cấp cơ sở trong đơn vị cơ sở khi chưa đủ số lượng 30 đảng viên, hoặc thành lập chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở khi có số lượng hơn 30 Đảng viên, hoặc lập đảng bộ bộ phận trực thuộc Đảng ủy cấp cơ sở.
Theo đó thì có thể nói, số lượng Đảng viên chính thức tối thiểu để có thể thành lập chi bộ cấp cơ sở là từ 03 đảng viên trở lên, trong trường hợp có số lượng từ 30 đảng viên trở lên thì có thể thành lập Đảng bộ cơ sở có các chi bộ trực thuộc Đảng ủy.
2. Thời gian triệu tập họp của Đại hội đảng viên của tổ chức cơ sở Đảng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Điều lệ đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 có quy định về thời gian triệu tập họp của đại hội đảng viên trong các tổ chức cơ sở đảng. Theo đó:
– Đại hội đại biểu hoặc Đại hội đảng viên của các tổ chức cơ sở Đảng theo quy định của pháp luật sẽ do cấp ủy cơ sở triệu tập, thời gian triệu tập là 05 năm một lần, tuy nhiên hoàn toàn có thể triệu tập họp đại hội Đảng viên của các tổ chức cơ sở Đảng sớm hơn hoặc muộn hơn tuy nhiên không được vượt quá một năm;
– Đại hội thảo luận về các văn bản, văn kiện của cấp trên, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ, đánh giá quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tiếp theo, tiến hành thủ tục bầu cấp ủy, bầu đại biểu đi dự đại hội Đảng bộ cấp trên;
-Khi các cấp ủy nhận thấy cần thiết hoặc khi có trên 50% tổng số tổ chức Đảng trực thuộc có yêu cầu, đồng thời được cấp ủy cấp trên trực tiếp chấp thuận thì sẽ tiến hành thủ tục triệu tập đại hội đại biểu hoặc đại hội Đảng viên bất thường. Đại biểu tham gia đại hội đại biểu bất thường được xác định là các cấp ủy viên được nghiệm, các đại biểu đã dự đại hội đại biểu đảng bộ đầu nhiệm kỳ phải đau trong quá trình công tác sinh hoạt tại đảng bộ, đáp ứng đầy đủ tư cách hợp lệ. Dự đại hội đảng viên bất thường được xác định là những đảng viên của Đảng bộ đó;
– Đảng ủy và chi ủy cấp cơ sở có thể họp thường lệ mỗi tháng một lần, và cũng có thể họp bất thường khi nhận thấy cần thiết;
– Đảng ủy cấp cơ sở có số lượng từ 09 uỷ viên trở lên có thể bầu ban thường vụ, bầu bí thư, bầu phó bí thư trong tổng số ủy viên Thường vụ, trong trường hợp Đảng ủy cơ sở có số lượng 09 thành viên trở xuống thì có thể bầu bí thư và Phó bí thư;
– Đảng bộ cơ sở họp thường lệ mỗi năm hai lần, hoặc cũng có thể tổ chức cuộc họp bất thường khi nhận thấy cần thiết. Chi bộ cơ sở họp thường lệ mỗi tháng một lần, hoặc cũng có thể họp bất thường khi xét thấy cần thiết.
3. Đảng viên có những quyền và nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, Đảng viên có những quyền cơ bản như sau:
– Được thông tin và thảo luận các vấn đề trong cương lĩnh chính trị, liên quan tới điều lệ Đảng , đường lối chủ trương và chính sách của nhà nước, biểu quyết công việc của đảng;
– Đề cử, ứng cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp trong Đảng theo quy định của Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam;
– Phê bình, chất vấn hoạt động của các Đảng viên, tổ chức Đảng ở các cấp khác nhau, báo cáo và đề nghị với cơ quan có thẩm quyền các vấn đề liên quan đến nội bộ đảng, yêu cầu được trả lời;
– Trình bày ý kiến khi tổ chức Đảng nhận xét công tác, thi hành kỉ luật đối với bản thân.
Như vậy, Đảng viên có những quyền cơ bản nêu trên.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011 có quy định về nhiệm vụ và bổn phận của Đảng viên. Theo đó, Đảng viên cần phải có nhiệm vụ và bổn phận như sau:
– Tuyệt đối trung thành với lý tưởng của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung thành với mục tiêu lý tưởng của cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam, chấp hành nghiêm chỉnh nội dung trong cương lĩnh chính trị, chấp hành nghiêm chỉnh điều lệ Đảng , nghị quyết và chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoàn thành tốt chức năng và nhiệm vụ được giao, phục tùng tuyệt đối theo sự phân công công tác và điều động của đảng Cộng sản Việt Nam;
– Có thái độ không ngừng học tập, không ngừng rèn luyện, nâng cao trình độ năng lực kiến thức chuyên môn, nâng cao năng lực công tác, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng của người Đảng viên, có lối sống lành mạnh, có thái độ tích cực đấu tranh phòng chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội và cục bộ, thái độ quan liêu và tham nhũng, thái độ lãng phí và một số biểu hiện tiêu cực khác. Chấp hành đầy đủ quy định của Ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Việt Nam về những điều Đảng viên không được làm, những điều Đảng viên cấm thực hiện;
– Liên hệ chặt chẽ và tạo mối quan hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, luôn luôn tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong đời sống, chăm lo tốt cho đời sống tinh thần, chăm lo cho đời sống vật chất, bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của nhân dân, tích cực tham gia vào công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở, nơi công tác, tuyên truyền vận động gia đình, tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân thực hiện đường lối chủ trương chính sách của đảng và pháp luật của nhà nước Việt Nam;
– Tham gia vào quá trình xây dựng đường lối chính sách, bảo vệ đường lối chính sách, bảo vệ tổ chức của đảng, phục tùng kỷ luật, có thái độ giữ gìn truyền thống đoàn kết thống nhất trong đảng Cộng sản, thường xuyên tự phê bình và phê bình, trung thực với đảng Cộng sản, luôn luôn thực hiện tốt công tác phát triển Đảng viên, sinh hoạt đảng và đóng Đảng phí theo đúng quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Điều lệ Đảng cộng sản Việt Nam 2011;
– Quy định 69-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm;
–
THAM KHẢO THÊM: