Cá nhân để trở thành người Đảng viên đứng trong hàng ngũ của Đảng thì phải là các cá nhân ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, chính vì vậy cá nhân này cũng nằm trong sự quản lý của tổ chức Đảng nên sẽ bị giới hạn một số quyền nhất định. Vậy Đảng viên có được đi làm việc tại nước ngoài không?
Mục lục bài viết
1. Đảng viên có được đi làm việc tại nước ngoài không?
Theo mục I Quyết định 47/QĐ- TW đã ghi nhận về những điều Đảng viên không được làm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, trong đó có thể kể đến một số điều như sau:
– Cá nhân là Đảng viên nhưng có lời nói, hành động được xem là vi phạm nghiêm trọng trách nhiệm công dân nói chung và của Đảng viên nói riêng đó là: nói, làm trái hoặc không thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định, quyết định, kết luận của Đảng; làm những việc mà pháp luật không cho phép;
– Có vi phạm trong việc bảo mật thông tin, hoặc có hành động đi ngược lại đường lối của Đảng, Nhà nước: Cung cấp, để lộ, làm mất hoặc viết bài, đăng những thông tin, tài liệu bí mật của Đảng và Nhà nước hoặc những việc chưa được phép công bố; tàng trữ, tuyên truyền, tán phát hoặc xúi giục người khác tuyên truyền, tán phát thông tin, tài liệu dưới mọi hình thức để truyền bá những quan điểm trái với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
– Viết bài, cho đăng tải tin, bài sai sự thật, vu cáo, bịa đặt hoặc quy kết về tội danh, mức án trước khi xét xử, không đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy định. Sáng tác, sản xuất, tàng trữ, tán phát các tác phẩm, công trình văn học, nghệ thuật không lành mạnh, mang tính kích động gây ảnh hưởng xấu trong xã hội; tán phát bài viết, hồi ký không đúng sự thật;
– Trực tiếp tham gia vào các hoạt động tổ chức, xúi giục, tham gia các hoạt động bè phái, chia rẽ, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ. Lợi dụng việc phát ngôn, nhân danh việc phản ánh, góp ý kiến đối với Đảng để đả kích, vu cáo, xúc phạm, nhận xét, đánh giá tuỳ tiện đối với người khác. Đe doạ, trù dập, trả thù người tố cáo, phê bình, góp ý;
– Lạm dụng quyền tố cáo của công dân mà thực hiện quyền này mang tính bịa đặt; viết đơn tố cáo giấu tên, mạo tên. Cùng người khác tham gia viết, ký tên trong một đơn tố cáo. Tổ chức, tham gia kích động, xúi giục, mua chuộc, cưỡng ép người khác khiếu nại, tố cáo; Ngoài ra, cũng phải kể đến hành vi cố ý gửi hoặc tán phát đơn khiếu nại, tố cáo đến những nơi không có thẩm quyền giải quyết.
– Có những hành động gây mất an ninh, trật tự thông qau việc tổ chức, tham gia các hội trái quy định của pháp luật; biểu tình, tập trung đông người;
– Đảng viên (kể cả cấp uỷ viên và đảng viên là cán bộ diện cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ quản lý) tự ứng cử, nhận đề cử và đề cử các chức danh của tổ chức nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị – xã hội (theo quy định phải do tổ chức đảng giới thiệu) khi chưa được tổ chức đảng có thẩm quyền cho phép.
– Hành vi quan liêu, thiếu trách nhiệm, bao che, báo cáo sai sự thật, lạm quyền, nhũng nhiễu khi thực hiện nhiệm vụ sẽ bị pháp luật nghiêm cấm thực hiện;
Những vấn đề thuộc sự quản lý của mình nhưng lại thiếu trách nhiệm để cơ quan, đơn vị, địa phương do mình trực tiếp phụ trách xảy ra tình trạng mất đoàn kết, tham nhũng, buôn lậu, lãng phí, thất thoát tài sản và các tiêu cực khác;
Đồng thời, cá nhân đang là đảng viên thì không được để bố, mẹ, vợ (chồng), con, anh, chị, em ruột thực hiện các dự án, kinh doanh các ngành nghề thuộc lĩnh vực hoặc đơn vị do mình trực tiếp phụ trách trái quy định, nên nếu cố tình thực hiện điều này là đang vi phạm điều cấm mà Đảng viên không được làm;
Có hành vi bao che, biết mà không báo cáo, phản ảnh, xử lý các hành vi tham nhũng; không thực hiện các quy định về bảo vệ người chống tham nhũng.
– Làm trái quy định trong những việc : quản lý nhà, đất, tài sản, vốn, tài chính của Đảng và Nhà nước; huy động vốn và cho vay vốn tín dụng; thẩm định, phê duyệt, đấu thầu dự án; thực hiện chính sách an sinh xã hội, cứu trợ, cứu nạn; công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, các quy định trong hoạt động tố tụng,….
Với các nội dung được quy định thì cá nhân đã trở thành Đảng viên thì hoàn toàn có thể tham gia làm việc tại nước ngoài vì không nằm trong các trường hợp Đảng viên không được làm.
2. Đảng viên đi làm việc tại nước ngoài có phải báo cáo đến tổ chức đảng có thẩm quyền:
Cá nhân để trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam thì những đối tượng này được coi là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam. Nhiệm vụ chính là trong suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của Đảng, đặt lợi ích của Tổ quốc, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; Cá nhân đã là Đảng viên thì nằm trong sự quản lý của Đảng, tổ chức Đảng nên việc thực hiện một số hành vi có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật . Tại Điều 34 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 có đề cập đến các nội dung về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành. Nếu Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
– Cá nhân này tự mình hoặc có hành vi can thiệp, tác động để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột mình và bên vợ (chồng) và người khác đi du lịch, tham quan, học tập, chữa bệnh ở trong nước, ngoài nước bằng tài trợ của tổ chức, cá nhân nước ngoài khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền;
– Đảng viên nhận lời mời ra nước ngoài hoặc làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài dưới mọi hình thức mà vi phạm trong việc báo cáo của tổ chức đảng, hành vi này có thể là không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của tổ chức đảng có thẩm quyền mà tự ý thực hiện;
– Nếu tổ chức Đảng phát hiện ra hành vi Đảng viên có quan hệ mật thiết với người nước ngoài nhưng không báo cáo với tổ chức đảng có thẩm quyền theo quy định có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật trên;
– Bên cạnh đó, Quy định 69 cũng nghiêm cấm hành vi tự ý ra nước ngoài mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt;
– Có hành động nhận tiền, giấy tờ có giá trị như tiền, hiện vật có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên của cá nhân, tổ chức nước ngoài nhưng lại không báo cáo cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt;
– Trong trường hợp cho cá nhân, tổ chức nước ngoài thuê tài sản của mình thì phải thực hiện việc báo cáo với ấp ủy nơi sinh hoạt và cấp ủy quản lý nhưng lại vi phạm; có cha, mẹ đẻ, người trực tiếp nuôi dưỡng mình hoặc vợ (chồng), vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột sinh sống, định cư ở nước ngoài; có con kết hôn với người nước ngoài; có vợ hoặc chồng, con đi học ở nước ngoài.
– Nhận huân chương, huy chương, giải thưởng, học hàm, học vị hoặc các danh hiệu khác của nước ngoài không thuộc hiệp định hợp tác giữa hai nhà nước, chương trình hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng chính trị của các quốc gia khác.
Soi chiếu nội dung trên thì cá nhân đang là Đảng viên không thể tự mình quyết định việc đi tham gia lao động mà cần phải có sự thông báo và được sự chấp thuận của tổ chức Đảng.
3. Quy định về thời hiệu kỷ luật đối với hành vi phạm của Đảng viên:
Căn cứ theo Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về thời hiệu kỷ luật đối với đảng viên như sau:
– Trước hết, cần biết rằng thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà hành vi vi phạm tổ chức đảng, đảng viên sẽ phải thực hiện kỷ luật nếu để quá thời hạn đó thì đối tượng này sẽ không bị kỷ luật;
– Cách xác định thời hiệu kỷ luật được thống nhất theo cách hiểu sau: Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
– Hiện nay, Đảng viên vi phạm những điều cấm thì thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
+ Nếu cá nhân này bị áp dụng hình thức khiển trách thì thời hiệu kéo dài 5 năm (tương ứng 60 tháng);
+ 10 năm (120 tháng) sẽ là khoảng thời gian áp dụng đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
– Trong một số trường hợp thì hành vi vi phạm sẽ không áp dụng thời hiệu kỷ luật, trong đó phải kể đến hành vi vi phạm mà phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Quy định 47-QĐ/TW năm 2011 về những điều Đảng viên không được làm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành;
– Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm do Ban Chấp hành Trung ương ban hành.
THAM KHẢO THÊM: