Bí thư chi bộ được xem là những người đứng đầu cơ sở đảng, có trách nhiệm tổ chức thực hiện lãnh đạo chi bộ theo công tác điều lệ Đảng, vì vậy ở cấp cơ sở thi bí thư chi bộ là người có vai trò lãnh đạo. Vậy theo quy định hiện nay thì chi bộ có Đảng viên bị kỷ luật, Bí thư chi bộ sẽ được xếp loại gì?
Mục lục bài viết
1. Chi bộ có Đảng viên bị kỷ luật thì Bí thư chi bộ xếp loại gì?
Trước hết, bí thư chi bộ là người có chức trách vô cùng quan trọng. Bí thư chi bộ là cán bộ chuyên trách công tác đảng tại đảng bộ, chi bộ cấp xã, phường, bí thư chi bộ có trách nhiệm và nghĩa vụ lãnh đạo, tiến hành các hoạt động chỉ đạo thực hiện chức năng và nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với nội dung điều lệ Đảng Cộng sản, bí thư chi bộ cùng với tập thể Đảng ủy, chi ủy lãnh đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở theo chủ trương đường lối chính sách và pháp luật của đảng, nhà nước Việt Nam trên địa bàn cấp xã, phường, thị trấn. Vì vậy, bí thư chi bộ được xem là cán bộ chuyên trách tại cấp xã.
Vấn đề đánh giá và xếp loại chất lượng trong nội bộ Đảng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại mục 2 Hướng dẫn 21-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, có quy định về vấn đề đánh giá xếp loại chất lượng. Theo đó, đánh giá xếp loại chất lượng tổ chức đảng, Đảng viên và tập thể đảng viên, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý hằng năm sẽ được thực hiện dựa trên cơ sở kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình, đồng thời đánh giá xếp loại chất lượng cần phải được tiến hành ngay sau khi kết thúc quá trình kiểm điểm. Không tiêu chuẩn các mức chất lượng được quy định như sau:
Đối với khung không hoàn thành nhiệm vụ, là Đảng bộ hoặc chi bộ đạt mức không hoàn thành nhiệm vụ hoặc thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Chỉ hoàn thành dưới mức độ 50% số chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ quốc phòng an ninh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó, ngoại trừ trường hợp gặp sự kiện bất khả kháng, hoặc các chương trình kế hoạch trong lĩnh vực xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ ở mức kém;
– Có hai tổ chức trong các tổ chức mặt trận tổ quốc, tổ chức đoàn thể xã hội cùng nhau xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ;
– Tổ chức Đảng bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật;
– Đảng bộ có số lượng trên 20% tổ chức Đảng trực thuộc xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, chi bộ cơ sở có số lượng trên 20% số Đảng viên xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
Như vậy có thể nói, chi bộ cơ sở có số lượng trên 20% số Đảng viên bị xếp loại kỷ luật không hoàn thành nhiệm vụ thì Bí thư chi bộ cũng sẽ được xếp loại “không hoàn thành nhiệm vụ”.
2. Tiêu chuẩn để trở thành Bí thư chi bộ là gì?
Để trở thành bí thư chi bộ, cần phải đáp ứng một số tiêu chuẩn nhất định, trong đó bao gồm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể. Theo đó:
(1) Tiêu chuẩn chung để trở thành bí thư chi bộ. Theo đó, cán bộ công chức cấp xã phải đáp ứng được những tiêu chuẩn sau đây để có thể trở thành bí thư chi bộ, bao gồm:
– Cần phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, phải có ý chí kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và mục tiêu xã hội chủ nghĩa, cần phải có khả năng và năng lực tổ chức vận động quần chúng nhân dân trong quá trình thực hiện kết quả đường lối của đảng, thực hiện đầy đủ chính sách và pháp luật của nhà nước tại địa phương;
– Cần phải có phẩm chất cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, có thái độ tận tụy với quần chúng nhân dân. Tuyệt đối không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, có ý thức kỷ luật trong quá trình công tác. Trung thực, không cơ hội, luôn luôn tạo thái độ mật thiết và gắn bó với nhân dân, đồng thời được nhân dân tín nhiệm và tin tưởng;
– Cần phải có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, cần phải có quan điểm và đường lối rõ ràng về đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cần phải có trình độ học vấn chuyên môn sâu sắc, cần phải đáp ứng đầy đủ năng lực và điều kiện sức khỏe để có thể làm việc hiệu quả, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và nhiệm vụ được cấp trên giao phó.
(2) Tiêu chuẩn cụ thể để trở thành bí thư chi bộ bao gồm các tiêu chuẩn như sau:
– Về tuổi đời, bí thư chi bộ không được phép vượt quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu;
– Về học vấn, cần phải có trình độ tốt nghiệp Trung học phổ thông trở lên;
– Về lý luận chính trị, cần phải có trình độ trung cấp chính trị trở lên;
– Về chuyên môn nghiệp vụ, ở các khu vực đồng bằng và đô thị thì sẽ yêu cầu trình độ trung cấp chuyên môn trở lên, ở các khu vực miền núi thì bắt buộc phải trải qua giai đoạn bồi dưỡng kiến thức chuyên môn tức là tương đương với trình độ sơ cấp trở lên, nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu thì bắt buộc phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên;
– Đã trải qua giai đoạn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng đảng, bồi dưỡng xây dựng công tác nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước và nghiệp vụ quản lý kinh tế.
Như vậy, người đáp ứng được đầy đủ điều kiện nêu trên, nhận được sự tin tưởng và tín nhiệm của quần chúng nhân dân thì sẽ được bầu làm Bí thư chi bộ.
3. Có bao nhiêu mức đánh giá, xếp loại chất lượng chi bộ Đảng?
Căn cứ theo quy định tại Tiểu mục B Mục 2 Hướng dẫn 21-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương, có quy định về vấn đề đánh giá xếp loại chất lượng tổ chức đảng. Theo đó, hằng năm chi bộ sẽ được đánh giá xếp loại chất lượng tổ chức Đảng dựa trên kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình, quá trình đánh giá xếp loại cần phải được tiến hành ngay sau khi kết thúc quá trình kiểm điểm. Việc đánh giá xếp loại chất lượng chi bộ hiện nay có các mức cụ thể như sau:
(1) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cần phải đáp ứng các tiêu chí như sau:
– Là chi bộ có nhiều thành tích xuất sắc và nổi bật, chi bộ có nhiều đổi mới sáng tạo trong quá trình công tác, khẳng định vị thế và vai trò hàng đầu đối với quần chúng, điển hình là để các tổ chức Đảng khác học tập và noi theo trong quá trình công tác;
– Các tiêu chí về kết quả thực hiện các chương trình kế hoạch công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, kết quả lãnh đạo thực hiện theo nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, phát triển quốc phòng an ninh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó đều đạt ở trình độ xuất sắc, tất cả đều chỉ còn lại đều được đánh giá ở cấp độ tốt trở lên;
– Đối với chi bộ thì bắt buộc phải có số lượng 100% Đảng viên được xếp loại chất lượng hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó có số lượng từ 80% Đảng viên được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;
– Chính quyền và mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội cùng cấp đều được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
(2) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, cần đáp ứng các tiêu chí sau:
– Các tiêu chí về kết quả thực hiện chương trình, kế hoạch công tác xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ quốc phòng an ninh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó đều đạt cấp độ tốt trở lên, tất cả các tiêu chí còn lại đều được đánh giá và xếp loại ở cấp độ trung bình trở lên;
– Đối với chi bộ thì bắt buộc phải có 100% Đảng viên được xếp loại chất lượng hoàn thành nhiệm vụ trở lên, trong đó cần phải có số lượng từ 50% Đảng viên được xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;
– Chính quyền và mặt trận tổ quốc cùng với các đoàn thể chính trị xã hội cùng cấp đều phải được xếp loại chất lượng hoàn thành nhiệm vụ trở lên.
(3) Hoàn thành nhiệm vụ, bao gồm các tiêu chí như sau:
– Tất cả các tiêu chí đều được đánh giá đạt cấp độ trung bình trở lên;
– Tổ chức Đảng không bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật, ngoại trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật nhưng tự phát hiện và đã khắc phục xong hậu quả.
(4) Không hoàn thành nhiệm vụ, là các chi bộ thuộc một trong những trường hợp như sau:
– Chỉ hoàn thành dưới mức độ 50% số chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, nhiệm vụ quốc phòng an ninh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao phó, ngoại trừ trường hợp gặp sự kiện bất khả kháng, hoặc các chương trình kế hoạch trong lĩnh vực xây dựng đảng, xây dựng hệ thống chính trị của Đảng bộ ở mức kém;
– Có hai tổ chức trong các tổ chức mặt trận tổ quốc, tổ chức đoàn thể xã hội cùng nhau xếp loại chất lượng không hoàn thành nhiệm vụ;
– Tổ chức Đảng bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật;
– Đảng bộ có số lượng trên 20% tổ chức Đảng trực thuộc xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, chi bộ cơ sở có số lượng trên 20% số Đảng viên xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Hướng dẫn 21-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về việc kiểm điểm, đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tổ chức đảng, Đảng viên và tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp.
THAM KHẢO THÊM: