Công chức, viên chức là những người làm việc trong cơ quan Nhà nước, thường xuyên tiếp xúc với người dân do vậy các quy định yêu cầu về tác phong, nghề nghiệp, tư thế,... của công chức, việc chức được quy định rất chặt chẽ. Vậy theo quy định hiện nay, công chức, viên chức có được xăm hình không?
Mục lục bài viết
1. Công chức, viên chức có được xăm hình không?
Căn cứ Điều 18, Điều 19, Điều 20 Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH quy định những điều công chứng không được làm gồm có:
– Hành vi sử dụng tài sản của Nhà nước và của Nhân dân trái pháp luật.
– Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
– Hành vi lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn.
– Sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
– Hành vi phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
– Công chức không được phép tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
– Đối với công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc.
– Công chứng không được làm những công việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
Căn cứ Điều 19
– Hành vi sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của Nhân dân trái với quy định của pháp luật.
– Hành vi trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
– Hành vi lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân và xã hội.
– Hành vi phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
– Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì pháp luật hiện không cấm công chức, viên chức xăm hình.
Đồng thời, theo quy định tại Bộ Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức viên chức một số lĩnh vực cũng không đề cập đến việc cấm công chức viên chức xăm hình.
+ Theo Quyết định số 758/QĐ-BNV của Bộ nội vụ chỉ đề cập yêu cầu công chức viên chức thuộc Bộ Nội vụ phải mặc trang phục lịch sự, đầu tóc gọn gàng, phù hợp với công việc và thuần phong, mỹ tục như kín đáo, váy dài quá đầu gối, không xẻ tà quá cao, không mặc quần bò, áo phông không có ve cổ…
+ Theo Quyết định số 347/QĐ-BTNMT của Bộ tài nguyên môi trường cũng chỉ yêu cầu công chức viên chức ăn mặc gọn gàng, lịch sự, đi giày hoặc dép quai hậu, phù hợp tính chất công việc, thuần phong, mỹ tục và đặc thù của Ngành…
Trên thực tế, đã có lần Thành phố Hà Nội đề xuất cấm cán bộ, công chức xăm mình, vẽ hình phản cảm, sử dụng trang sức – mỹ phẩm – nước hoa không phù hợp. Tuy nhiên đề xuất này đã bị phản đối kịch liệt, không được áp dụng.
2. Có hình xăm có được thi tuyển công chức, viên chức không?
Căn cứ Điều 36 Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH 2019 Luật cán bộ công chức quy định điều kiện đăng ký tuyển dụng công chức như sau:
– Có một quốc tịch Việt Nam.
– Về độ tuổi: đủ 18 tuổi trở lên.
– Có đơn dự tuyển.
– Lý lịch phải rõ ràng.
– Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp.
– Phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
– Về sức khỏe: đảm bảo đủ tốt để thực hiện nhiệm vụ.
– Đảm bảo các điều kiện khác theo quy định.
Căn cứ Điều 22
– Có quốc tịch Việt Nam.
– Cư trú tại Việt Nam.
– Về độ tuổi: đảm bảo từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Phải có đơn đăng ký dự tuyển.
– Lý lịch phải rõ ràng.
– Đảm bảo có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu, kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm.
– Về sức khỏe: đảm bảo đủ sức khỏe để thực hiện công việc, nhiệm vụ.
– Đảm bảo các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Do đó, theo các quy định trên thì có thể thấy pháp luật không cấm những người có hình xăm không được thi tuyển công chức, viên chức.
3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức khi có hành vi vi phạm:
– Xử lý kỷ luật một cách khách quan, công bằng, minh bạch và công khai, đúng pháp luật.
– Mỗi hành vi vi phạm chỉ bị xử lý một lần bằng một hình thức kỷ luật.
– Nếu như trong cùng một thời điểm xem xét xử lý kỷ luật, nếu cán bộ, công chức, viên chức có từ 02 hành vi vi phạm trở lên thì bị xử lý kỷ luật về từng hành vi vi phạm và áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất, trừ trường hợp bị xử lý kỷ luật bằng hình thức bãi nhiệm, buộc thôi việc.
Lưu ý: không được tách riêng từng nội dung vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức để xử lý kỷ luật nhiều lần với các hình thức kỷ luật khác nhau.
– Cán bộ, công chức, viên chức sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật như sau nếu như cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian thi hành quyết định kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm:
+ Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật đang thi hành khi có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành.
+ Áp dụng hình thức kỷ luật nặng hơn một mức so với hình thức kỷ luật áp dụng đối với hành vi vi phạm mới khi có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức kỷ luật đang thi hành.
– Phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra khi xem xét xử lý kỷ luật.
– Không áp dụng hình thức xử phạt hành chính hoặc hình thức kỷ luật đảng thay cho hình thức kỷ luật hành chính hay nếu hành vi vi phạm đến mức bị xử lý hình sự thì xử lý kỷ luật hành chính không thay cho truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở mức độ tương xứng với kỷ luật đảng.
Kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải xem xét, quyết định việc xử lý kỷ luật hành chính trong thời hạn là 30 ngày.
– Sẽ được coi là có hành vi tái phạm khi cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu đã bị xử lý kỷ luật mà trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày quyết định xử lý kỷ luật có hiệu lực có cùng hành vi vi phạm.
Và ngoài thời hạn 24 tháng thi hành vi vi phạm đó được coi là vi phạm lần đầu nhưng được tính là tình tiết tăng nặng khi xem xét xử lý kỷ luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-VPQH Luật viên chức.
Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH Luật cán bộ, công chức.
Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức.
THAM KHẢO THÊM: