Bảo hiểm y tế hay bảo hiểm sức khỏe là loại hình bảo hiểm toàn bộ hoặc một phần rủi ro mà một người phải chịu chi phí y tế. Chế độ này được thực hiện dựa trên các nguyên tắc bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT và khi tham gia bảo hiểm mỗi cá nhân sẽ được cấp một thẻ khác nhau.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm y tế nhanh chóng:
- 1.1 1.1 Hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm y tế trên website BHXH Việt Nam:
- 1.2 1.2. Thực hiện các thao tác tra cứu bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID:
- 1.3 1.3 Tra cứu bảo hiểm y tế bằng thẻ bảo hiểm y tế:
- 1.4 1.4. Cá nhân tra cứu bảo hiểm y tế qua số tổng đài BHYT:
- 1.5 1.5. Tiến hành tra cứu BHYT qua biên lai thu tiền đóng BHYT:
- 2 2. Người lao động khi tham gia bảo hiểm bắt buộc thì mức đóng bảo hiểm y tế là bao nhiêu?
1. Hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm y tế nhanh chóng:
Cá nhân khi tham gia bảo hiểm y tế thì nhu cầu tra cứu thông tin về việc bảo hiểm y tế cũng là một trong những vẫn đề tất yếu. Hoạt động này được thực hiện với mục đích chính là việc tìm kiếm thông tin về quá trình tham gia, mức đóng và quyền lợi bảo hiểm y tế, thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của người tham gia. Khi tiến hành tra cứu BHYT sẽ cung cấp thông tin cho người tham gia BHYT để cá nhân chủ động theo dõi, kiểm tra, ghi nhớ quyền lợi khám chữa bệnh BHYT của bản thân, đồng thời tránh tình trạng gian lận, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế (nếu có). Hiện có rất nhiều cách thức để người dân có thể tra cứu bảo hiểm y tế bằng nhiều cách, như sau:
– Có thể thực hiện việc tra cứu thông tin BHYT trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam có địa chỉ trang web là “baohiemxahoi.gov.vn”;
– Ngoài ra, còn có thể tra cứu BHYT trên ứng dụng VssID – Bảo hiểm xã hội số của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– Cách thứ ba có thể áp dụng là tra cứu thông tin BHYT qua tổng đài CSKH của BHXH Việt Nam theo số 1900 9068;
– Thực hiện tra cứu thông tin bảo hiểm y tế bằng thẻ BHYT;
– Thậm chí cũng có thể tra cứu thông tin qua biên lai thu tiền đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình.
1.1 Hướng dẫn cách tra cứu bảo hiểm y tế trên website BHXH Việt Nam:
Tra cứu bảo hiểm y tế trên Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một trong những cách phổ biến và an toàn để người dân có thể xem các thông tin về việc tham gia bảo hiểm y tế và đặc biệt là biết được chính xác thời hạn sử dụng thẻ BHYT của mình. Để tra cứu bảo hiểm y tế trên website BHXH Việt Nam, người tra cứu cần có thẻ CMND/CCCD và mã số BHXH cũng là mã số thẻ BHYT.
Khi tiến hành tra cứu mã số thẻ bảo hiểm y tế theo cách này thì người dân có thể sử dụng chức năng tra cứu mã số BHXH trên website BHXH Việt Nam bằng thẻ CMND/CCCD của mình. Thực hiện theo các bước được trình bày dưới đây:
Bước 1: Cá nhân truy cập vào webiste BHXH Việt Nam và chọn chức năng “Tra cứu trực tuyến”.
Bước 2: Nhấn vào mục chức năng “tra cứu mã số BHXH”
Bước 3: Thực hiện việc nhập các thông tin cần thiết gồm: Thông tin về Tỉnh/ thành phố, số CCCD/CMND và họ và tên đầy đủ và chính xác thì mới có thể tra cứu đúng theo yêu cầu. Sau đó tích chọn “Tôi không phải người máy” và nhấn “tra cứu”
Bước 4: Nhận kết quả là mã số BHXH đây cũng là mã số của thẻ BHYT.
Khi đã tuân thủ các bước nêu trên thì giao diện sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về mức đóng, mức hưởng và các quyền lợi BHYT của người tham gia.
1.2. Thực hiện các thao tác tra cứu bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID:
VssID được biết đến là một trong những ứng dụng được thiết lập để hỗ trợ cho qua trình quản lý bảo hiểm xã hội số của BHXH Việt Nam, cá nhân có thể dễ dàng được cài đặt trên thiết bị điện thoại di động. Ứng dụng này được đưa vào sử dụng thực tế sẽ giúp người dân có thể tra cứu, theo dõi, cập nhật các thông tin về quá trình tham gia, thụ hưởng, thời hạn sử dụng thẻ BHYT của mình một cách tiện lợi, nhanh chóng và chính xác.
Điều kiện đầu tiên cần đảm bảo là cá nhân cần có tài khoản BHXH hoặc tài khoản định danh điện tử cá nhân để đăng nhập và sử dụng các chức năng trên VssID. Sau khi đó thì người dân có thể sử dụng ứng dụng VssID để tra cứu BHYT gồm:
– Nếu cá nhân có nhu cầu tra cứu mã số thẻ BHYT;
– Xem hình ảnh thẻ BHYT và sử dụng thẻ BHYT điện tử;
– Khi có nhu cầu tra cứu quá trình tham gia BHYT;
– Tìm hiểu thông tin liên quan đến lịch sử sổ khám chữa bệnh BHYT và giấy được cấp theo thông tư 56/2017/TT-BYT;
– Hoặc có thể thực hiện việc tra cứu tổ chức dịch vụ thu BHYT;
– Ứng dụng này cũng hỗ trợ cho việc tra cứu cơ sở khám chữa bệnh hưởng BHYT;
1.3 Tra cứu bảo hiểm y tế bằng thẻ bảo hiểm y tế:
Ngoài ra, việc tìm hiểu thông tin về bảo hiểm y tế thì người tham gia bảo hiểm y tế có thể sử dụng trực tiếp thẻ BHYT được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền, thẻ này có thể tồn tại theo dạng là thẻ BHYT giấy và thẻ BHYT điện tử. Trên thẻ này đều được in các thông tin về việc tham gia BHYT của người tham gia như: thể hiện được tất cả các thông tin cá nhân, mã số thẻ BHYT, mức hưởng, Địa điểm đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, giá trị sử dụng thẻ, thời điểm đủ 5 năm liên tục, nơi cấp đổi thẻ BHYT…
1.4. Cá nhân tra cứu bảo hiểm y tế qua số tổng đài BHYT:
Để hỗ trợ được người dân khi có những thắc mắc tham gia bảo hiểm y tế thì có thể liên lạc đến đầu số 19009068 là số tổng đài CSKH BHYT, BHYT chính thức và duy nhất của BHXH Việt Nam được đưa vào hoạt động từ tháng 8/2017. Kể từ khi đưa phương thức hỗ trợ này vào sử dụng trên thực tế đã hỗ trợ được người dân tra cứu và giải đáp trực tuyến về các quyền lợi đóng và hưởng bảo hiểm y tế cho người dân, tổ chức;
Hiện nay, cá nhân có thể tra cứu thông tin bảo hiểm y tế qua số tổng đài chăm sóc khách hàng BHXH Việt Nam theo số 1900 9068 với cước phí là 1000 đồng/phút (phí này được trả cho nhà cung cấp dịch vụ tổng đài) để được cung cấp thông tin.
Khi tổng đài viên yêu cầu cung cấp các thông tin cần thiết để tra cứu thông tin BHYT, thì cần thực hiện đầy đủ, chính xác các thông tin theo yêu cầu từ hệ thống tra cứu tự động hoặc tổng đài viên như: Thông tin về họ và tên, mã số BHXH, số CMND/CCCD, ngày sinh, địa chỉ….Khi tiếp nhận thông tin cung cấp thì tổng đài viên sẽ hỗ trợ tra cứu trên hệ thống và gửi kết quả tra cứu sau thời gian ngắn.
1.5. Tiến hành tra cứu BHYT qua biên lai thu tiền đóng BHYT:
Đối với trường hợp mà không thể thực hiện các cách đã trình bày nêu trên trong bài viết thì còn có thể tham khảo cách tra cứu thông qua biên lai thu tiền đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình. Khi tiến hành kiểm tra biên lai thu tiền đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình thì cá nhân cũng sẽ được cung cấp các thông tin về thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người tham gia.
2. Người lao động khi tham gia bảo hiểm bắt buộc thì mức đóng bảo hiểm y tế là bao nhiêu?
Hiện nay, trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế không chỉ áp dụng đối với người lao động mà bên cạnh đó người sử dụng lao động cũng phải thực hiện theo đúng quy định. Căn cứ khoản 1 Điều 13 Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2023 Luật Bảo hiểm y tế thì mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như sau:
– Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng
– Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;c) Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
– Mức đóng hằng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;
Như vậy, Khi tiến hành đóng bảo hiểm y tế của người lao động làm việc theo
Văn bản pháp luật được sử dụng: Văn bản hợp nhất 47/VBHN-VPQH 2023 Luật Bảo hiểm y tế.
THAM KHẢO THÊM: