Trong nhiều năm vừa qua, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phối hợp với các ban ngành có liên quan tham gia vào hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tiêu dùng trên thực tế. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng bằng luật cạnh tranh được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các biện pháp bảo vệ người tiêu dùng bằng luật cạnh tranh :
Trước hết, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế được xem là trách nhiệm và nghĩa vụ của toàn xã hội. Việc bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng không chỉ mang lại lợi ích tiêu dùng cho người dân mà còn thúc đẩy xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh giữa các cá nhân, doanh nghiệp, từ đó tạo ra động lực quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Luật cạnh tranh cũng có một số điều luật quy định về biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Có thể kể đến một số biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong luật cạnh tranh như sau:
(1) Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của
– Doanh nghiệp hoàn toàn có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật, đồng thời nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh của các doanh nghiệp;
– Hoạt động cạnh tranh sẽ được thực hiện dựa trên nguyên tắc trung thực, nguyên tắc công bằng, nguyên tắc lành mạnh, công khai, không được phép xâm phạm tới quyền lợi hợp pháp của nhà nước, quyền lợi ích công cộng, quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, không được phép xâm phạm tới quyền lợi của người tiêu dùng trong xã hội.
(2) Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thông qua chính sách nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Luật cạnh tranh năm 2018 có quy định về chính sách của nhà nước trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo đó:
– Cần phải tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh một cách lành mạnh, cạnh tranh công bằng, bình đẳng và minh bạch trong xã hội;
– Thúc đẩy khả năng cạnh tranh, đảm bảo quyền tự do cạnh tranh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, từ đó nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, phúc lợi xã hội, bảo vệ tối đa quyền lợi của người tiêu dùng;
– Tạo điều kiện thuận lợi để xã hội và người tiêu dùng cùng nhau tham gia vào quá trình giám sát thực hiện quy định của pháp luật về cạnh tranh.
(3) Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng thông qua quy định về miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Theo đó căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật cạnh tranh năm 2018 có quy định về miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm. Theo đó:
– Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Luật cạnh tranh năm 2018 sẽ được miễn trừ có thời hạn nếu nhận thấy thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đó hoàn toàn có lợi cho người tiêu dùng, đồng thời đáp ứng một trong những điều kiện sau đây:
+ Tác động thúc đẩy tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ, từng bước nâng cao chất lượng hàng hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ;
+ Tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế;
+ Góp phần thúc đẩy quá trình áp dụng thống nhất tiêu dùng chất lượng, thúc đẩy hoạt động nâng cao kĩ thuật công nghệ, định mức kĩ thuật của từng chủng loại sản phẩm;
+ Góp phần thống nhất các điều kiện thực hiện hợp đồng, điều kiện giao hàng, điều kiện thanh toán tuy nhiên không liên quan tới giá cả và các yếu tố của giá.
– Thỏa thuận lao động/thỏa thuận hợp tác trong các ngành nghề, lĩnh vực đặc thù cần được thực hiện theo quy định của luật khác thì sẽ thực hiện theo quy định của văn bản pháp luật đó.
Như vậy, luật cạnh tranh hiện nay có quy định nhiều điều luật bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
2. Người tiêu dùng có những quyền lợi gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có quy định về quyền của người tiêu dùng. Bao gồm:
– Quyền được đảm bảo an toàn tính mạng, đảm bảo an toàn sức khỏe, đảm bảo danh dự nhân phẩm, uy tín, đảm bảo tài sản, bảo vệ thông tin cá nhân, quyền lợi hợp pháp khác trong quá trình tham gia vào giao dịch, sử dụng các loại sản phẩm, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do các tổ chức và cá nhân kinh doanh cung cấp;
– Có quyền được cung cấp các loại hóa đơn, giấy tờ, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch mà mình đã thực hiện, cập nhật thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, các loại hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ, thông tin về tổ chức và cá nhân kinh doanh các loại hàng hóa và sản phẩm mà mình sử dụng;
– Được quyền lựa chọn các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lựa chọn các tổ chức và cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, theo điều kiện thực tế của bản thân. Có quyền quyết định tham gia vào giao dịch hoặc không tham gia vào giao dịch, thỏa thuận các nội dung giao dịch với các tổ chức và cá nhân kinh doanh, và đồng thời được cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung mà các bên đã giao kết ban đầu;
– Tham gia vào quá trình góp ý với các tổ chức kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, góp ý về giá/chất lượng sản phẩm, chất lượng hàng hóa, chất lượng dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch, và một số nội dung khác liên quan đến giao dịch phát sinh giữa người tiêu dùng và các tổ chức kinh doanh;
– Có quyền yêu cầu các tổ chức và cá nhân kinh doanh thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, gây thiệt hại trên thực tế, các loại sản phẩm hoặc hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, không đảm bảo an toàn chất lượng, không đảm bảo số lượng, không đảm bảo khối lượng, công dụng, giá cả, nội dung khác theo quy định của pháp luật, không đúng với nội dung đăng ký, nội dung thông báo, nội dung đã công bố, niềm ít công khai, không đúng với nội dung quảng cáo, nội dung giới thiệu sản phẩm, cam kết giữa các tổ chức và cá nhân kinh doanh;
– Tham gia vào hoạt động xây dựng chính sách pháp luật về vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;
– Có quyền khiếu nại tố cáo, khởi kiện tại tòa án, đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo quy định tại luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Được quyền tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn về kiến thức, tính năng, khả năng sử dụng, chức năng của các loại sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ;
– Được tạo điều kiện thuận lợi để lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững;
– Được bảo vệ trong quá trình sử dụng dịch vụ công theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Một số quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.
3. Nghĩa vụ của người tiêu dùng bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 có quy định về nghĩa vụ của người tiêu dùng. Bao gồm:
– Có nghĩa vụ kiểm tra sản phẩm, kiểm tra hàng hóa trước khi nhận hàng theo quy định của pháp luật, lựa chọn tiêu dùng các loại sản phẩm và hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ;
– Tiêu dùng không vi phạm quy định của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội, không trái thuần phong mỹ tục, không xâm phạm tới lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, lợi ích công cộng, không gây nguy hại tới tính mạng sức khỏe hoặc tài sản của chính mình và của người khác;
– Tuân thủ đầy đủ điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, quá trình bảo quản, sử dụng các loại sản phẩm theo đúng quy định pháp luật, tuân thủ quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững theo quy định của pháp luật;
– Thông tin kịp thời và chính xác cho các lực lượng chức năng, tổ chức và cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, sản phẩm lưu hành trên thị trường không đảm bảo an toàn, có thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng sức khỏe, danh dự nhân phẩm, uy tín hoặc tài sản của chính mình và của người khác, hành vi của các tổ chức và cá nhân kinh doanh xâm phạm tới quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng trái quy định của pháp luật;
– Chịu trách nhiệm về việc cung cấp thông tin không chính xác, cung cấp thông tin không đầy đủ đối với các thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật;
– Một số nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cạnh tranh năm 2018;
– Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023.
THAM KHẢO THÊM: