Trẻ em được xem là thế hệ tương lai của đất nước, vì vậy trẻ em cần phải được chăm sóc và bảo vệ, được yêu thương và đến trường, được nuôi dưỡng phù hợp với từng độ tuổi phát triển. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì chế độ sinh hoạt và giờ học của trẻ em mầm non được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về giờ học của trẻ mầm non:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non, có quy định cụ thể về giờ dạy và giờ học của giáo viên mầm non, trẻ em mầm non. Theo đó, giờ dạy học của giáo viên mầm non là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng, giáo viên cần phải tuân thủ để đảm bảo cho quá trình giáo dục, chăm sóc trẻ em mầm non phát triển một cách toàn diện về thể chất và kiến thức. Cụ thể như sau:
– Đối với giáo viên đang dạy học các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học hai buổi/ngày, mỗi giáo viên sẽ cần phải dạy trên lớp đủ thời gian 06 giờ/ngày, đồng thời giáo viên cần phải thực hiện công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp học cũng như các công việc khác do hiệu trưởng của trường học quy định cụ thể để có thể quy đổi đảm bảo giờ làm việc sao cho tương đương với 40 giờ/tuần;
– Đối với giáo viên dạy học các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học một buổi/ngày, thì mỗi giáo viên cần phải dạy trên lớp với thời gian từ đủ 04 giờ/ngày, đồng thời giáo viên cần phải thực hiện các công việc khác chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc phù hợp do hiệu trưởng trường học quy định để có thể quy đổi giờ làm việc sao cho đảm bảo giáo viên làm việc đủ 40 giờ/tuần;
– Đối với giáo viên dạy lớp học có trẻ em khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên cần phải dạy đủ số giờ là 06 giờ/ngày trong trường hợp trẻ em đó học hai buổi trong ngày, hoặc giáo viên cần phải đảm bảo dạy học đủ 04 giờ/ngày trong trường hợp lớp học đó học một buổi trong ngày, trong đó cứ có một trẻ em khuyết tật/lớp thì mỗi giáo viên sẽ được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày ;
– Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của trường học, ngoài quá trình thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng theo quy định của điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng cần phải trực tiếp tham gia vào các hoạt động giáo dục, đó có thể là dạy trẻ em hoặc do trong quá trình dạy trẻ em của giáo viên trong trường trong khoảng thời gian 2h trong một tuần, còn đối với phó hiệu trưởng thì cần phải trực tiếp tham gia vào các hoạt động giáo dục 4h trong một tuần.
Theo đó thì có thể nói,theo, Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non thì giờ học của trẻ em mầm non sẽ được xác định dựa trên giờ dạy của giáo viên. Cụ thể như sau:
(1) Đối với nhóm trẻ em, lớp mẫu giáo học hai buổi trong ngày, thì nhóm trẻ em đó phải học đủ 06 giờ/ngày.
(2) Đối với nhóm trẻ em, lớp mẫu giáo học một buổi trong ngày, thì lớp học đó cần phải học đủ 4 giờ/ngày.
2. Quy định chế độ sinh hoạt của trẻ mầm non:
Thứ nhất, chế độ sinh hoạt của trẻ em từ 24 tháng đến 36 tháng:
– Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ;
– Ngủ: 1 giấc trưa.
Cụ thể:
Thời gian | Hoạt động |
50 – 60 phút | Đón trẻ |
110 -120 phút | Chơi – Tập |
50 – 60 phút | Ăn chính |
140 – 150 phút | Ngủ |
20 – 30 phút | Ăn phụ |
50 – 60 phút | Chơi – Tập |
50 – 60 phút | Ăn chính |
50 – 60 phút | Chơi/Trả trẻ |
Thứ hai, chế độ sinh hoạt của trẻ 24 đến 36 tháng tuổi:
– Ăn 2 bữa chính và 1 bữa phụ;
– Ngủ: 1 giấc trưa.
Cụ thể:
Thời gian | Hoạt động |
50 – 60 phút | Đón trẻ |
110 – 120 phút | Chơi – Tập |
50 – 60 phút | Ăn chính |
140 – 150 phút | Ngủ |
20 – 30 phút | Ăn phụ |
50 – 60 phút | Chơi – Tập |
50 – 60 phút | Ăn chính |
50 – 60 phút | Chơi/Trả trẻ |
Thứ ba, chế độ sinh hoạt của trẻ trên 36 tháng tuổi:
Thời gian | Hoạt động |
80 – 90 phút | Đón trẻ, chơi, thể dục sáng |
30 – 40 phút | Học |
40 – 50 phút | Chơi, hoạt động ở các góc |
30 – 40 phút | Chơi ngoài trời |
60 – 70 phút | Ăn bữa chính |
140 – 150 phút | Ngủ |
20 – 30 phút | Ăn bữa phụ |
70 – 80 phút | Chơi, hoạt động theo ý thích |
60 – 70 phút | Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ |
3. Thời gian làm việc của giáo viên mầm non là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non, có quy định cụ thể về thời gian làm việc và thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên. Theo đó:
– Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non sẽ được xác định là 42 tuần, trong đó:
+ 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, công tác chăm sóc, công tác giáo dục trẻ em mầm non theo chức năng và nhiệm vụ của mình;
+ 4 tuần dành cho hoạt động học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non để phục vụ cho quá trình giảng dạy mầm non;
+ 2 tuần dành cho quá trình chuẩn bị năm học mới;
+ 1 tuần dành cho quá trình tổng kết năm học.
– Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non sẽ bao gồm kỳ nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
+ Thời gian nghỉ hè của giáo viên mầm non sẽ được xác định là 08 tuần, trong quá trình nghỉ hè thì giáo viên mầm non sẽ được hưởng nguyên lương, hưởng các khoản trợ cấp và phụ cấp theo quy định của pháp luật;
+ Các ngày nghỉ khác của giáo viên mầm non sẽ được thực hiện theo quy định của pháp
Như vậy, thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non sẽ được xác định là 42 tuần, cụ thể như sau:
+ 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, công tác chăm sóc, công tác giáo dục trẻ em mầm non theo chức năng và nhiệm vụ của mình;
+ 4 tuần dành cho hoạt động học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên mầm non để phục vụ cho quá trình giảng dạy mầm non;
+ 2 tuần dành cho quá trình chuẩn bị năm học mới;
+ 1 tuần dành cho quá trình tổng kết năm học.
Bên cạnh đó, tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non, có quy định cụ thể về mục đích quy định giờ làm việc của giáo viên mầm non. Theo đó, quy định giờ làm việc của giáo viên mầm non hướng tới một số mục đích cơ bản sau:
– Làm cơ sở để giáo viên mầm non có thể xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ em, giảng dạy cho em, kế hoạch học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của chính bản thân mình sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với chức năng nhiệm vụ mà mình đang đảm nhận;
– Làm căn cứ để người đứng đầu các cơ sở giáo dục mầm non bố trí, tăng cường, phân công, sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, tăng cường hiệu lực quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động đối với giáo viên mầm non;
– Làm căn cứ để người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non tiến hành thủ tục đánh giá xếp loại đối với giáo viên mầm non theo năm, từ đó đảm bảo tính công bằng, đảm bảo tính công khai, minh bạch, dân chủ trong quá trình thực hiện một số chế độ và chính sách, đảm bảo quyền lợi của giáo viên mầm non;
– Giúp các cơ quan quản lý trong lĩnh vực giáo dục có căn cứ để thanh tra kiểm tra, thẩm định, xây dựng chính sách sao cho phù hợp, đánh giá chất lượng, xây dựng chương trình giáo dục, bồi dưỡng giáo viên mầm non.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non;
– Thông tư
THAM KHẢO THÊM: