Thuốc bảo vệ thực vật là tên gọi để chỉ các loại sản phẩm hóa chất được sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm mục đích ngăn ngừa, tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, điều hòa kích thích sinh trưởng của cây trồng. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cấm sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cấm sẽ bị phạt thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 31/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng (sửa đổi tại Nghị định 07/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt VPHC lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi), có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật. Theo đó, hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sẽ bị xử phạt với mức phạt cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau: Thực hiện hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam với khối lượng dưới 3kg hoặc dưới 3l thuốc thành phẩm;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật để buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau: Có hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam với khối lượng từ 3kg hoặc 3l đến dưới 5kg hoặc 5l thuốc thành phẩm;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau: Hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam với khối lượng từ 5kg hoặc 5l đến dưới 10kg hoặc 10l thuốc thành phẩm;
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau: Có hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam với khối lượng thuốc bảo vệ thực vật bị cấm từ 10kg hoặc 10l đến dưới 20kg hoặc 20l thuốc thành phẩm;
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau: Buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam với khối lượng từ 20kg hoặc 20l đến dưới 30kg hoặc 30l thuốc thành phẩm;
– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật như sau: Hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam với khối lượng từ 30kg hoặc 30l đến dưới 50 kilôgam hoặc 50l thuốc cạnh phòng;
– Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau: Có hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nằm trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam với khối lượng từ 50 kilôgam hoặc 50l thuốc thành phẩm trở lên trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, có quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, hủy bỏ quyết định điều tra, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án.
Như vậy, tùy vào mức độ vi phạm khác nhau, người có hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cấm sẽ bị phạt tiền với mức phạt khác nhau. Tuy nhiên, mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền sẽ được xác định gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 31/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng (sửa đổi tại Nghị định 07/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt VPHC lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi).
2. Những hoạt chất bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng bao gồm những hoạt chất nào?
Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hóa chất sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, nhằm mục đích phòng ngừa, tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, điều hòa và kích thích tăng trưởng cho cây trồng từ ruộng đồng cho đến kho bảo quản. Đặc biệt, thuốc bảo vệ thực vật diệt này bắt buộc phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng trên lãnh thổ của Việt Nam. Mọi hành vi vi phạm quy định của pháp luật về việc kinh doanh, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm đều bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Căn cứ Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, danh sách bao gồm 31 hoạt chất bảo vệ thực vật bị cấm. Như sau:
Thứ tự | Hoạt chất/Thuốc bảo vệ thực vật (COMMON NAME) |
Thuốc trừ sâu, thuốc bảo quản lâm sản |
|
1 | Aldrin |
2 | BHC, Lindane |
3 | Cadmium compound (Cd) |
4 | Carbofuran |
5 | Chlordane |
6 | Chlordimeform |
7 | DDT |
8 | Dieldrin |
9 | Endosulfan |
10 | Endrin |
11 | Heptachlor |
12 | Isobenzen |
13 | Isodrin |
14 | Lead (Pb) |
15 | Methamidophos |
16 | Methyl Parathion |
17 | Monocrotophos |
18 | Parathion Ethyl |
19 | Sodium Pentachlorophenate monohydrate |
20 | Pentachlorophenol |
21 | Phosphamidon |
22 | Polychlorocamphene |
23 | Trichlorfon (Chlorophos) |
Thuốc trừ bệnh |
|
1 | Arsenic (As) |
2 | Captan |
3 | Captafol |
4 | Hexachlorobenzene |
5 | Mercury (Hg) |
6 | Selenium (Se) |
Thuốc trừ chuột | Talium compond |
Thuốc trừ cỏ | 2.4.5 T |
3. Danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm bao gồm những loại nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam, có quy định về Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam. Bao gồm:
– Thuốc trừ sâu và các loại thuốc bảo quản lâm sản, trong đó bao gồm 23 hoạt chất;
– Thuốc trừ bệnh, trong đó bao gồm 06 hoạt chất;
– Thuốc trừ cỏ, trong đó bao gồm 01 hoạt chất.
Như vậy có thể nói, Danh mục thuốc bảo vệ thực vật bị cấm tại Việt Nam hiện nay bao gồm những loại như sau: Thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ chuột, thuốc trừ cỏ với tổng số lượng lên tới 31 hoạt chất bị cấm (phụ lục II tại Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 09/2023/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam;
– Nghị định 31/2016/NĐ-CP về xử phạt VPHC trong lĩnh vực giống cây trồng;
– Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 31/2016/NĐ-CP và Nghị định 90/2017/NĐ-CP;
– Nghị định 07/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt VPHC lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi.
THAM KHẢO THÊM: