Điện lạnh là một trong những thiết bị liên quan trực tiếp đến nhu cầu đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân, có khả năng làm nóng hoặc làm lạnh, tăng hoặc giảm nhiệt độ trong môi trường bình thường. Có thể kể đến một số thiết bị điện lạnh như máy điều hòa, tủ lạnh ... Dưới đây là mẫu hợp đồng nhập khẩu mua bán thiết bị điện lạnh có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu hợp đồng nhập khẩu mua thiết bị điện lạnh mới nhất:
Hiện nay, cụm từ “thiết bị điện lạnh” có lẽ đã trở nên vô cùng quen thuộc và được sử dụng rộng rãi. Hợp đồng liên quan đến thiết bị điện lạnh cũng được nhiều người quan tâm. Luật Dương Gia đem đến cho quý bạn đọc mẫu hợp đồng thiết bị điện lạnh có thể tham khảo như sau:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU MUA THIẾT BỊ ĐIỆN LẠNH
Số: …
…, ngày … tháng … năm …
Chúng tôi gồm:
Cơ quan (doanh nghiệp): …
Số điện thoại liên hệ: …
Địa chỉ liên hệ: …
Số fax (nếu có): …
Đại diện bởi ông/bà: … Chức vụ: …
(Sau đây được gọi là Bên mua).
Cơ quan (doanh nghiệp): …
Số điện thoại liên hệ: …
Địa chỉ liên hệ: …
Số fax (nếu có): …
Đại diện bởi ông: … Chức vụ: …
(Sau đây được gọi là Bên bán).
Hai bên đã nhất trí như sau:
Điều 1: Đối tượng của hợp đồng
– Bên mua đồng ý mua và Bên bán đồng ý bán những trang thiết bị và phụ tùng dưới đây với giá cả ghi trong Điều này với những điều kiện quy định trong Điều 2 hay những quy định khác ở những điều khoản khác của hợp đồng này;
Số thứ tự | Mô tả chi tiết | Số lượng | Giá USD/CIF |
|
|
|
|
(Tất cả những quy cách phẩm chất và mô tả chi tiết được ghi trong phụ lục số 1 đính kèm theo đây như là một phần thiết yếu của hợp đồng này).
– Điều kiện giao hàng CIF … (giá hàng + bảo hiểm + chi phí vận chuyển) được diễn giải như trong Incoterms (tập quán thương mại quốc tế).
Điều 2: Trách nhiệm của bên bán
Bên bán được xem như có am hiểu tường tận và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thiết bị điện lạnh, cam kết cung cấp.
2.1. Tất cả trang thiết bị và phụ tùng mới hoàn toàn như được mô tả trong phụ lục số 1 của hợp đồng này.
2.2. Tất cả những tài liệu cần thiết như: sơ đồ bản vẽ chi tiết những quy cách vận hành trong sử dụng dân dụng cũng như trong nhà máy công nghiệp, những chỉ dẫn lắp đặt và vận hành, hướng dẫn bảo trì… sau đây sẽ được gọi là tài liệu kỹ thuật, tất cả được viết bằng tiếng Anh, trong đó sử dụng hệ thống đo lường metric, những tài liệu này để giúp Bên mua có thể thực hiện sử dụng thiết bị vào sử dụng dân dụng hoặc sử dụng trong nhà máy công nghiệp, lắp đặt và cung cấp dịch vụ, bảo trì cho thiết bị. Tất cả những tài liệu trên đây đều sẽ thuộc về sở hữu của bên mua.
2.3. Những trách nhiệm của bên bán theo điều khoản này vẫn hiệu lực cho đến hết thời hạn bảo hành.
Điều 3: Trách nhiệm của bên mua
3.1. Bên mua sẽ thực hiện việc tháo dỡ và kiểm tra những thiết bị máy móc do bên bán giao theo hợp đồng này tại địa điểm lắp đặt, với sự có mặt của đại diện bên mua và/hoặc Vinacontrol, chi nhánh …
3.2. Bên mua sẽ cung cấp những dụng cụ thông thường và những điều kiện thuận lợi thỏa đáng để cần thiết cho việc lắp đặt, chạy thử, vận hành thiết bị máy móc trong hợp đồng này.
3.3. Việc lắp đăt thiết bị máy móc trên đây sẽ do bên mua thực hiện, tuân thủ theo những hướng dẫn của bên bán và theo quy định trong tài liệu kỹ thuật do bên bán cung cấp.
Điều 4: Giao hàng, thông báo giao hàng và bảo hiểm
4.1. Bên bán sẽ gửi cho bên mua qua hệ thống phát nhanh … theo địa chỉ trên đây … bộ đầy đủ tài liệu kỹ thuật như được trong Điều 2 hợp đồng này trong vòng … tháng sau khi bên bán nhận được thư tín dụng đã được tu chỉnh hoàn hảo.
4.2. Những trang thiết bị được ghi trong phụ lục … của hợp này sẽ được giao lên tàu trong vòng … tháng kể từ khi bên bán đã nhận được thư tín dụng đã được tu chỉnh hoàn hảo.
4.3. Những trang thiết bị trên đây không được giao từng phần và chuyển tải.
– Cảng đi: …
– Cảng đến: …
4.4. Bên bán sẽ có trách nhiệm bảo hiểm lô hàng, điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro quy định trong bộ luật những điều kiện bảo hiểm Loyds’ Institute cargo clause (A), không khấu trừ, cho …% giá trị theo hóa đơn, quy định thêm rằng nếu xảy ra thiệt hại thì tiền bồi thường có thể lãnh tại … – Việt Nam.
Điều 5: Bao gói và ký hiệu
5.1. Hàng hóa theo mô tả trong phụ lục số 1 sẽ được đóng vào những kiện gỗ thích hợp đi biển và theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Trước khi đóng gói, tất cả những phần trang thiết bị và phụ tùng bằng kim loại phải được bao lại cẩn thận, kỹ lưỡng bằng những giấy tráng dầu bền, không thấm nước để bảo vệ hàng một cách trọn vẹn, không bị ăn mòn hoặc hư hại nào.
5.2. Ở hai bên mỗi kiện, ghi những ký mã hiệu sau đây bằng mực không phai nước.
– Người gửi hàng: …
– Số hợp đồng: …
– Số thư tín dụng: …
– Kiện số: …
– Trọng lượng: tổng cộng/tịnh: …
– Bộ phận số: …
– Cảng đến: … – Việt Nam
– Người nhận hàng: …
– Kích thước: …
5.3. Trên mỗi kiện, tại những vị trí cần thiết phải ghi những ký hiệu dễ vỡ, dựng đứng theo chiều này, để nơi khô ráo…
5.4. Mỗi kiện sẽ được gắn thêm một danh mục riêng trong đó ghi những quy cách miêu tả về thiết kế của hàng hóa, số lượng, số món hàng có trong kiện ấy.
5.5. Mỗi kiện không vượt …
5.6. Trong trường hợp hàng hóa bị mất mát hư hỏng, đổ vỡ, hoặc bị rỉ sét, ăn mòn do thiếu sót trong việc bao gói hàng hóa, bên bán hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Điều 6: Giá cả và phương thức thanh toán
Tổng giá trị hợp đồng này …
Những chứng từ thanh toán cần thiết sau thư tín dụng gồm:
– Phiếu đóng gói chi tiết;
– Giấy chứng nhận xuất xứ lô hàng;
– Giấy chứng nhận chất lượng do nhà sản xuất ấn hành, với lời cam kết bảo hành … tháng vận hành thiết bị trên, tính từ khi thiết bị này đạt được công suất quy định trong quá trình chạy thử;
– Hợp đồng bảo hiểm;
– Thông báo giao hàng bằng telex/fax;
– Biên nhận của thuyền phó nhận chuyển cho bên mua ở cảng đến … bộ chứng từ không chuyển nhượng được.
Điều 7: Thời gian bảo hành
7.1. Thời gian bảo hành của tất cả thiết bị, phụ tùng và phụ tùng thay thế là … tháng kể từ ngày đạt được công suất bảo hành.
7.2. Trong suốt thời gian bảo hành, nếu phát hiện ra bất kỳ sự hư hỏng hoặc trục trặc có liên quan khác, bên mua phải thông báo ngay cho bên bán biết các phần hư hỏng, trục trặc có liên quan đến lỗi hoặc trách nhiệm của bên bán và của nhà sản xuất. Bên bán phải nhanh chóng đền bù, sửa chữa hoặc thay thế cho các phần hư hỏng, trục trặc trong vòng .. ngày kể từ ngày nhận được thông báo của bên mua bằng telex/fax.
Điều 8: Bất khả kháng
8.1. Hợp đồng không ràng buộc người bán và người mua nếu sự thực hiện hợp đồng là không thể được vì lý do bất khả kháng, như: chiến tranh, đình công lớn, hạn chế nhập khẩu, hỏa hoạn, thiên tai.
8.2. Một giấy chứng nhận do một tổ chức có thẩm quyền hoặc Phòng Thương mại tại nước người bán hoặc người mua cấp sẽ là bằng chứng có giá trị trong trường hợp này.
8.3. Bên nào gặp bất khả kháng phải thông báo ngay cho bên kia biết trong vòng … ngày kể từ ngày xảy ra bất khả kháng. Nếu bất khả kháng được chính thức xác nhận là kéo dài … tháng liên tục kể từ ngày xảy ra, hợp đồng sẽ bị hủy bỏ mà không có bất kỳ sự khiếu nại nào, trừ phi hai bên đồng ý khác đi sau đó.
Điều 9: Giải quyết tranh chấp
Bất kỳ sự tranh chấp nào phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết một cách hữu nghị giữa hai bên. Nếu có tranh chấp nào không thể giải quyết được, sẽ được đem ra … để giải quyết. Quyết định phân xử là quyết định cuối cùng và có giá trị ràng buộc hai bên.
Điều 10: Các khoản khác
Bất kỳ sự thay đổi hoặc sửa chữa nào đối với hợp đồng này phải được làm thành văn bản và chịu sự đồng ý của hai bên. Những sự thay đổi và sửa chữa này được xem như là một phần của hợp đồng. Hợp đồng này được làm thành … bản có giá trị tương đương. … bản do người mua giữ và … bản do người bán giữ.
ĐẠI DIỆN NGƯỜI MUA (Ký tên, đóng dấu) | ĐẠI DIỆN NGƯỜI BÁN (Ký tên, đóng dấu) |
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu mua thiết bị điện lạnh:
Nội dung chủ yếu của hợp đồng nhập khẩu mua bán các trang thiết bị điện lạnh bao gồm các vấn đề cơ bản sau đây:
– Thông tin cơ bản của các bên tham gia ký kết hợp đồng, trong đó bao gồm tên, số điện thoại liên hệ, địa chỉ, người đại diện, chức vụ …;
– Nội dung liên quan tới đối tượng của hợp đồng, trong đó bao gồm thông tin mô tả chi tiết, số lượng trang thiết bị điện lạnh nhập khẩu, giá nhập khẩu, và điều kiện nhập khẩu, điều kiện giao hàng …;
– Trách nhiệm của các bên trong quá trình nhập khẩu trang thiết bị điện lạnh, trong đó bao gồm trách nhiệm của bên bán và trách nhiệm của bên mua;
– Bảo hiểm hàng hóa trong quá trình nhập khẩu trang thiết bị điện lạnh, bao gói và ký hiệu của trang thiết bị điện lạnh;
– Giá cả, phương thức thanh toán, thời gian bảo hành;
– Trường hợp bất khả kháng loại trừ trách nhiệm hợp đồng, vấn đề giải quyết tranh chấp khi các bên xảy ra mâu thuẫn và cam kết khác của các bên.
3. Thuế khi nhập khẩu mua thiết bị điện lạnh là bao nhiêu?
Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu thiết bị điện lạnh về Việt Nam, người nhập khẩu cần phải có nghĩa vụ tài chính với nhà nước, nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng. Theo đó:
– Thuế giá trị gia tăng của thiết bị điện lạnh là 10%;
– Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của các trang thiết bị điện lạnh là 10%.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp trang thiết bị điện lạnh được nhập khẩu từ các nước có Hiệp định thương mại tự do ký kết với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì có thể được hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, nếu đáp ứng đầy đủ điều kiện mà hiệp định đưa ra. Đồng thời, quý bạn đọc cần phải lưu ý thêm nội dung, hiện nay Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do với hơn 50 quốc gia trên thế giới, vì vậy nhiều khả năng mặt hàng nhập khẩu điện lạnh sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt, vì vậy cần phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
THAM KHẢO THÊM: