Hoạt động lập bảng theo dõi iến độ hoạt động lựa chọn nhà đầu tư là một trong những hoạt động quan trọng, bắt buộc phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị đấu thầu. Việc lập bảng này phải thuộc thẩm quyền thực hiện và tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Vậy mẫu bảng theo dõi tiến độ hoạt động lựa chọn nhà đầu tư.
Mục lục bài viết
1. Mẫu bảng theo dõi tiến độ hoạt động lựa chọn nhà đầu tư:
BẢNG THEO DÕI TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG LỰA CHỌN NHÀ ĐẦU TƯ
(Kèm theo Nghị định số 23/2024/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2024 của Chính phủ)
1. Dự án: _____ [Ghi tên dự án]
2. Bên mời thầu: ____ [Ghi tên bên mời thầu]
3. Hình thức, phương thức lựa chọn nhà đầu tư ____ [Ghi tên hình thức, phương thức lựa chọn nhà đầu tư] ____
4. Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư: _____ [Ghi thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư]
STT | Các hoạt động cơ bản trong lựa chọn nhà đầu tư | Thời gian thực hiện (theo kế hoạch) | Thời gian thực hiện (theo thực tế) | Số ngày chênh lệch | |||
Số ngày | Tổng số ngày (cộng dồn) | Số ngày | Tổng số ngày (cộng dồn) | Số ngày | Tổng số ngày (cộng dồn) | ||
| [1] | [2] | [3] | [4] | [5] | [6] | [7] |
1 | Lập hồ sơ mời thầu |
|
|
|
|
|
|
2 | Thẩm định hồ sơ mời thầu |
|
|
|
|
|
|
3 | Phê duyệt hồ sơ mời thầu |
|
|
|
|
|
|
4 | Đánh giá hồ sơ dự thầu |
|
|
|
|
|
|
5 | Thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
|
|
|
6 | Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư |
|
|
|
|
|
|
7 | Các hoạt động khác (nếu có) |
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
– Cột [1]: Nội dung các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư được liệt kê chi tiết tại cột này.
– Cột [2], [3]: Thời gian dự kiến cho các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư được liệt kê tại các cột này.
– Cột [4], [5], [6], [7]: Bên mời thầu cập nhật thời gian thực hiện thực tế và so sánh thời gian chênh lệch khi trình người có thẩm quyền phê duyệt các nội dung đấu thầu để theo dõi tiến độ.
2. Quy định về việc lập, phê duyệt theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư:
Trong đấu thầu, nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân tham dự thầu, đứng tên dự thầu và trực tiếp ký, thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Nhà đầu tư có thể là nhà đầu tư độc lập hoặc nhà đầu tư liên danh; Đồng thời cá nhân cũng có thể lựa chọn một trong các hình thức chọn nhà đầu tư trong đấu thầu khác nhau, bởi theo Điều 34 Luật Đấu thầu 2023 hiện đang ghị nhận các hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong đấu thầu bao gồm:
+ Đấu thầu rộng rãi: Đấu thầu rộng rãi được áp dụng đối với dự án đầu tư kinh doanh mà không hạn chế số lượng nhà đầu tư tham dự;
+ Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế sẽ có những yêu cầu khác hơn so với đấu thầu rộng rãi, bởi chỉ áp dụng đối với một số trường gợp nhất định. Theo đó, hình thức này được áp dụng đối với dự án đầu tư kinh doanh có yêu cầu cao về kỹ thuật, công nghệ hoặc có tính đặc thù theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực mà chỉ có một số nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu của dự án được mời tham dự thầu.
Cho dù lựa chọn bất kỳ hình thức lựa chọn nhà đầu tư nào thì cũng phải tuân thủ quy định về lập, phê duyệt bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Nghị định 23/2024/NĐ-CP thì lập, phê duyệt bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư cần đảm bảo nội dung sau:
– Cá nhân có thẩm quyền giao cơ quan, đơn vị trực thuộc, cơ quan chuyên môn lập bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Khi bảng theo dõi tiến độ được gửi đến người có thẩm quyền thì phải tiến hành phê duyệt các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư, trong đó quyết định về các nội dung liên quan đến bên mời thầu, hình thức, phương thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư kinh doanh;
– Trong trường hợp đối với dự án đầu tư kinh doanh thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư, thì cần lưu ý bảng theo dõi tiến độ sẽ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt độc lập hoặc đồng thời với quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư;
– Bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư hoàn toàn được phê duyệt đồng thời với thông tin dự án đầu tư kinh doanh nhưng chỉ diễn ra trong các dự án đầu tư kinh doanh không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;
– Cơ quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện đăng tải bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư được phê duyệt trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản phê duyệt được ban hành.
3. Hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư được giám sát như thế nào?
Lựa chọn nhà đầu tư là một trong những giai đoạn quan trọng việc lựa chọn nhà thầu nên ngay cả khi đã xây dựng bảng theo dõi tiến độ hoạt động lựa chọn nhà thầu thì cũng nằm trong sự giám sát chặt chẽ. Căn cứ theo Điều 59 Nghị định 23/2024/NĐ-CP thì giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo nội dung hướng dẫn sau đây:
– Việc thực hiện giám sát dự án đầu tư có thể được thực hiện lồng ghép với hoạt động giám sát dự án đầu tư hoặc giám sát tổng thể đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, cơ quan đăng ký về đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư. Trường hợp này chỉ áp dụng đối với việc giám sát hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 86 của Luật Đấu thầu;
– Liên quan đến thẩm quyền giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư:
+ Thứ nhất, Cá nhân đang giữ chức danh là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Trưởng Ban quản lý khu kinh tế chủ trì, tổ chức giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án do mình là người có thẩm quyền hoặc thuộc lĩnh vực quản lý hoạt động này;
+ Thứ hai, Pháp luật cũng ghi nhận thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, tổ chức giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án do mình là người có thẩm quyền trên địa bàn quản lý. Để hỗ trợ giám sát tốt vấn đề này thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có thể sẽ nhận được sự phối hợp từ Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện việc tổ chức giám sát hoạt động đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư tại địa phương mình.
– Về nội dung giám sát lựa chọn nhà đầu tư cần thực hiện theo nội dung dưới đây:
+ Việc giám sát sẽ đồng thời là công bố dự án đầu tư kinh doanh (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư); thực hiện các hoạt động lập, phê duyệt, công bố thông tin dự án đầu tư kinh doanh (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư);
+ Để hỗ trợ cho giai đoạn này thì cá nhân có thẩm quyền sẽ lập, thẩm định và cũng là cơ quan phê duyệt hồ sơ mời thầu;
+ Tiến hành hoạt động đánh giá hồ sơ dự thầu một cách khách quan, chính xác, công bằng;
+ Ngoài ra, còn có trách nhiệm trong việc thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
+ Nội dung giám sát còn thể hiện cả kết quả đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
– Hết thời hạn hợp đồng, cơ quan có thẩm quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư giám sát dự án đầu tư hoặc giám sát tổng thể đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, bảo đảm nhà đầu tư thực hiện đầy đủ các cam kết trong quá trình triển khai thực hiện dự án đầu tư.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Đấu thầu 2023;
– Nghị định số 23/2024/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án thuộc trường hợp phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực.