Ngành công nghiệp may mặc là một trong những ngành nghề được hình thành và phát triển từ lâu, tuy nhiên cho đến ngày nay vẫn chưa bao giờ mất đi sức ảnh hưởng vốn có trên thị trường. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì mức thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh gia công hàng may mặc được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Mức thuế đối với hộ kinh doanh gia công may mặc thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư
(1) Tỷ lệ tính thuế dựa trên doanh thu bao gồm tỷ lệ tính thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ tính thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng ngành nghề cụ thể. Bao gồm:
– Hoạt động phân phối và cung cấp hàng hóa, tỷ lệ tính thuế giá trị gia tăng trong trường hợp này được xác định là 1%, tỷ tính thuế thu nhập cá nhân được xác định là 0.5%;
– Đối với dịch vụ xây dựng không bao gồm thầu nguyên vật liệu, thì tỉnh lại tính thuế giá trị gia tăng được xác định là 5%, tỷ lệ tính thuế thu nhập cá nhân được xác định là 2%;
– Đối với hoạt động sản xuất, vận tải có gắn liền với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu, thì tỷ lệ tính thuế giá trị gia tăng được xác định là 3%, tỷ lệ tính thuế thu nhập cá nhân được xác định là 1.5%;
– Đối với các hoạt động khác, tỷ lệ tính thuế giá trị gia tăng được xác định là 2%, tỷ lệ tính thuế thu nhập cá nhân được xác định là 1%.
(2) Chi tiết danh mục ngành nghề được sử dụng để áp dụng tỷ lệ tính thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ tính thuế thu nhập cá nhân sẽ được thực hiện theo hướng dẫn tại phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư
(3) Trong trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau thì cá nhân thực hiện thủ tục khai thuế và tính thuế theo tỷ lệ tính thuế dựa trên doanh thu áp dụng đối với từng ngành nghề và từng lĩnh vực nhất định. Trong trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được cụ thể mức doanh thu tính thuế đối với từng ngành nghề, từng lĩnh vực, hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh của cá nhân đó thì cơ quan thuế sẽ có thẩm quyền ấn định mức doanh thu tính thuế đối với từng lĩnh vực, từng ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Đối chiếu tại phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định về Danh mục ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ doanh thu đối với hộ kinh doanh. Theo đó:
STT | Danh mục ngành nghề | Tỷ lệ % tính thuế giá trị gia tăng | Thuế suất thuế thu nhập cá nhân |
2 | Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu | ||
– Dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu … | 5% | 2% | |
3
| Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu | 3% | 1.5% |
– Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa … |
Theo đó, mức thuế áp dụng đối với hộ kinh doanh gia công may mặc được xác định như sau:
– Nếu hộ kinh doanh tiến hành hoạt động kinh doanh với ngành nghề gia công may mặc thì tỷ thuế dựa trên doanh thu sẽ bao gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1.5%;
– Trong trường hợp hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh ngành nghề dịch vụ may đo quần áo thì tỷ tính thuế dựa trên doanh thu bao gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%;
– Trong trường hợp hộ kinh doanh kết hợp cả hai ngành nghề dịch vụ may đo và gia công may mặc thì hộ kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục kê khai và tính thuế theo tỷ lệ tính thuế dựa trên doanh thu áp dụng đối với từng ngành nghề nhất định. Trong trường hợp hộ kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế thì cơ quan quản lý thuế sẽ ấn định mức doanh thu tính thuế cho từng ngành nghề nhất định.
2. Hộ kinh doanh buôn bán quần áo có thể đăng ký mã ngành nghề nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 89 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định về ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh. Theo đó:
– Khi thực hiện thủ tục đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh bắt buộc phải ghi ngành nghề kinh doanh trên giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện ghi nhận thông tin về ngành nghề kinh doanh được cập nhật trên giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
– Hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật sẽ được quyền kinh doanh ngành nghề đầu tư có điều kiện kể từ khi đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đồng thời hộ kinh doanh cần phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Việc quản lý nhà nước đối với quá trình kinh doanh là nhà đầu tư có điều kiện và kiểm tra quá trình tuân thủ điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh sẽ thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
– Trong trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ điều kiện đó theo quy định của pháp luật, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cần phải ra thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngưng hoạt động sản xuất kinh doanh đối với ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó, đồng thời thông báo cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, việc lựa chọn ngành nghề đầu tư kinh doanh của hộ kinh doanh cần phải tuân thủ theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, trong đó có ghi nhận cụ thể các mã ngành bán quần áo. Theo đó, mã ngành số 4771 là mã ngành bán lẻ hàng hóa may mặc, giày dép, hàng da, giả da trong các cửa hàng kinh doanh.
Theo đó, hộ kinh doanh mở cửa hàng bán quần áo có thể thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với mã ngành 4771.
3. Giấy ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh có phải công chứng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 84 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định cụ thể về nguyên tắc áp dụng trong quá trình đăng ký hộ kinh doanh. Theo đó:
– Hộ kinh doanh, người đăng ký thành lập hộ kinh doanh cần phải tự thực hiện thủ tục kê khai thành phần hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, có nghĩa vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp đối với các thông tin trong quá trình kê khai đăng ký hộ kinh doanh;
– Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện cần phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của thành phần hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những sai phạm của người đăng ký thành lập hộ kinh doanh;
– Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp quận, huyện không giải quyết tranh chấp giữa các bên trong hộ kinh doanh;
– Chủ hộ kinh doanh có thể uỷ quyền cho các tổ chức, cho các cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
Đối chiếu với quy định tại Điều 12 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp, có quy định về vấn đề ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Theo đó, người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký hộ kinh doanh hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Theo đó, trong trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh, kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh cần phải có văn bản ủy quyền hợp pháp và các giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền. Đồng thời văn bản ủy quyền không bắt buộc phải được công chứng/chứng thực.
Như vậy, chủ hộ kinh doanh hoàn toàn có thể ủy quyền cho cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh, và văn bản ủy quyền không bắt buộc phải công chứng/chứng thực.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;
– Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
– Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; Hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế số
THAM KHẢO THÊM: