Phòng cháy chữa cháy được xem là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp để đảm bảo an toàn về tính mạng cũng như tài sản của mọi người. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì chế độ dành cho người huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chế độ cho người huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC:
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn một số chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, có quy định về chế độ trợ cấp, tiền bồi dưỡng đối với thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy chữa cháy cấp cơ sở và cấp chuyên ngành trong quá trình tham gia hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy. Theo đó:
– Mỗi ngày tham gia hoạt động huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, các thành viên trong đội dân phòng sẽ được trợ cấp một khoản tiền bằng 0.6 ngày lương tối thiểu vùng, các thành viên trong đội phòng cháy chữa cháy cấp cơ sở và cấp chuyên ngành sẽ được hưởng tiền bồi dưỡng bằng 0.3 ngày lương tối thiểu vùng do các đơn vị và cơ quan quản lý trực tiếp chi trả;
– Ngày lương tối thiểu vùng được xác định bằng mức lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với người lao động làm việc theo
Theo đó thì có thể nói, đối với người lao động huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, khi tham gia vào hoạt động huấn luyện và bồi dưỡng sẽ được hưởng tiền bồi dưỡng bằng 0.3 ngày tính theo mức lương tối thiểu vùng. Đồng thời, ngày lương tối thiểu vùng được xác định bằng mức lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn vùng I chia cho (:) 26 ngày.
2. Nội dung huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy, có quy định về vấn đề huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy. Theo đó, các đối tượng phải được huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy bao gồm các đối tượng sau đây:
– Người có chức danh chỉ huy chữa cháy căn cứ theo quy định tại Điều 37 của Luật phòng cháy chữa cháy;
– Các thành viên trong đội dân phòng, các thành viên trong đội phòng cháy chữa cháy tại cấp cơ sở;
– Các thành viên trong đội phòng cháy chữa cháy tại cấp chuyên ngành;
– Người làm việc trong môi trường có nguy hiểm về cháy nổ hoặc những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các loại hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ;
– Người điều khiển phương tiện, người làm việc trên các phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hành khách với số lượng từ 29 chỗ ngồi trở lên và phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa, đặc biệt là đối với các loại hàng hóa có nguy hiểm về cháy nổ;
– Người làm nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy tại các cơ sở thuộc danh mục quy định cụ thể tại phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy;
– Các thành viên đội phòng cháy chữa cháy rừng, đơn vị phòng cháy chữa cháy rừng.
Đồng thời, nội dung huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
– Kiến thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy, kiến thức phòng cháy chữa cháy đối với từng trường hợp và từng đối tượng cụ thể;
– Phương pháp tuyên truyền người dân, xây dựng phong trào toàn dân tham gia vào hoạt động phòng cháy chữa cháy;
– Biện pháp phòng cháy chữa cháy, chiến thuật phòng cháy chữa cháy, kĩ thuật chữa cháy;
– Phương pháp xây dựng phương án chữa cháy, thực tập phương án chữa cháy;
– Phương pháp bảo quản phương tiện chữa cháy, sử dụng các phương tiện phòng cháy chữa cháy;
– Phương pháp kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy.
3. Chế độ cho các người lao động tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC bị thương, bị tai nạn thế nào?
Ngoài khoản tiền bồi dưỡng cho người lao động tham gia huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, trường hợp tham gia bồi dưỡng người lao động nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp bị thương, bị tai nạn/bị chết thì sẽ nhận được thêm chế độ căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn một số chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy.
Theo đó, điều luật này quy định về chế độ đối với thành viên trong đội dân phòng, thành viên trong đội phòng cháy chữa cháy cấp cơ sở và cấp trên ngành tham gia vào hoạt động huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy bị tai nạn, bị thương. Theo đó:
– Sẽ được bù đắp chi phí khám chữa bệnh. Cụ thể:
+ Người tham gia chế độ bảo hiểm y tế khi bị tai nạn, bị thương sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán toàn bộ chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, đồng thời được đơn vị quản lý trực tiếp thanh toán phần chi phí đồng chi trả và thanh toán những chi phí y tế không nằm trong danh mục do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả;
+ Cá nhân không tham gia chế độ bảo hiểm y tế khi bị tai nạn, bị thương sẽ được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh theo giá dịch vụ tại cơ sở khám chữa bệnh đó do cơ quan có thẩm quyền công bố, ban hành.
– Được hưởng chế độ tai nạn lao động. Theo đó:
+ Người đang tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc trong quá trình tham gia vào hoạt động tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy bị tai nạn, bị tổn hại sức khỏe sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về vấn đề an toàn vệ sinh lao động;
+ Đối với những cá nhân không tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc những cá nhân đang được hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, người đã được hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong quá trình tham gia vào hoạt động tập huấn, huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp gặp tai nạn, bị thương, bị tổn hại sức khỏe thì sẽ được đơn vị quản lý trực tiếp chi trả toàn bộ chế độ, chi phí, và được hưởng chế độ tương tự chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, ngoại trừ các khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 04/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về hướng dẫn một số chế độ đối với người được điều động, huy động trực tiếp chữa cháy, phục vụ chữa cháy, thành viên đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành tham gia huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
– Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Phòng cháy và chữa cháy;
– Nghị định 50/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 136/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy;
– Thông tư 149/2020/TT-BCA của Bộ Công an về việc quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
THAM KHẢO THÊM: