Chấm dứt hợp đồng là sự kiện pháp lí quan trọng bởi hậu quả pháp lý của nó là sự kết thúc của hợp đồng, gây ảnh hưởng tới thu nhập, cuộc sống của các bên. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì tạm hoãn hợp đồng và chấm dứt hợp đồng được phân biệt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Phân biệt tạm hoãn hợp đồng và chấm dứt hợp đồng:
Tạm hoãn thực hiện hợp đồng và chấm dứt hợp đồng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, chế định tạm hoãn hợp đồng và chấm dứt hợp đồng là hai chế định quen thuộc trong quan hệ lao động. Có thể phân biệt tạm hoãn hợp đồng và chấm dứt hợp đồng thông qua một số tiêu chí sau đây:
Tiêu chí | Tạm hoãn thực hiện hợp đồng | Chấm dứt hợp đồng |
Khái niệm | Tạm hoãn thực hiện hợp đồng là khái niệm để chỉ việc tạm thời không thực hiện toàn bộ nghĩa vụ hoặc thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, xuất phát từ nguyên nhân khách quan hoặc có thể do thỏa thuận của các bên; | Chấm dứt hợp đồng là khái niệm để chỉ việc chấm dứt quan hệ hợp đồng giữa các bên, do sự thỏa thuận của các bên, do quá trình hoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc do nguyên nhân khách quan. |
Trường hợp | Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của – Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, người lao động tham gia nghĩa vụ dân quân tự vệ; – Người lao động bị tạm giữ hoặc tạm giam theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong pháp luật tố tụng hình sự; – Người lao động nữ mang thai theo quy định của pháp luật; – Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc; – Người lao động được bổ nhiệm làm quản lý doanh nghiệp của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; – Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; – Trường hợp do các bên thỏa thuận; – Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại các doanh nghiệp khác. | Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về các trường hợp chấm dứt – Trong trường hợp hết hạn hợp đồng lao động, hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; – Do các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động; – Người lao động bị kết án phạt tù tuy nhiên không được hưởng án treo theo quy định của pháp luật, vật không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, bị kết án tử hình hoặc bị cấm đảm nhiệm công việc ghi nhận trong hợp đồng lao động theo bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của tòa án; – Người lao động được xác định là người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam bị trục xuất theo bản án hoặc theo quyết định đã có hiệu lực của tòa án, hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; – Người lao động chết, hoặc bị cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự phải trên bố mất tích hoặc tuyên bố đã chết; – Người sử dụng lao động là cá nhân qua đời, bị cơ quan có thẩm quyền đó là Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố đã chết; – Người lao động bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải, hoặc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; – Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động, hoặc người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định của pháp luật; – Giấy phép lao động đã hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam. |
Quyền lợi | Được hưởng lương, các quyền lợi đã giao kết trong hợp đồng lao động nếu người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. | Người lao động được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định của pháp luật căn cứ tại Điều 46, Điều 47 của Bộ luật lao động năm 2019. |
Trách nhiệm của các bên | Người lao động cần phải có trách nhiệm thông báo cho người sử dụng lao động. Người lao động cần phải có giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc tạm hoãn hợp đồng lao động. | Thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan tới quyền lợi của mỗi bên. Đồng thời, người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, trả lại các giấy tờ trong trường hợp người sử dụng lao động đã giữ của người lao động, cung cấp bản sao giấy tờ tài liệu liên quan tới quá trình làm việc của người lao động trong trường hợp người lao động có yêu cầu căn cứ theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật lao động năm 2019. |
2. Người lao động không trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng xử lí thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề nhận lại người lao động quay trở lại làm việc khi hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động. Theo đó, trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động bắt buộc phải có mặt tại nơi làm việc, đồng thời người sử dụng lao động cần phải có nghĩa vụ nhận người lao động quay trở lại làm việc theo đúng công việc ghi nhận trong hợp đồng lao động đã giao kết ban đầu nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, ngoại trừ trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau khoảng thời gian quy định tại Điều 31 của Bộ luật lao động năm 2019.
Theo đó thì có thể nói, người lao động sau khi hết thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì bắt buộc phải có mặt tại nơi làm việc trong khoảng thời gian 15 này. Đồng thời, người sử dụng lao động cần phải có nghĩa vụ nhận người lao động quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp theo hợp đồng lao động đã giao kết ban đầu nếu hợp đồng lao động đó còn thời hạn. Trong trường hợp người lao động không quay trở lại làm việc sau thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng trong khoảng thời gian 15 ngày đó thì người sử dụng lao động sẽ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động.
3. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ có nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định cụ thể về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật. Theo đó:
– Không được nhận trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật;
– Cần phải có nghĩa vụ bồi thường cho người sử dụng lao động một nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, kèm theo một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động đối với những ngày nghỉ không báo trước đối với người sử dụng lao động;
– Hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo căn cứ theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động năm 2019.
Như vậy, người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật thì sẽ không được nhận trợ cấp thôi việc, đồng thời cần phải có nghĩa vụ bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động mà các bên đã ký kết ban đầu kèm theo một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động đối với những ngày không báo trước cho người sử dụng lao động, bên cạnh đó còn phải có nghĩa vụ hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ kĩ năng nghề nghiệp, đào tạo lại ở trong nước hoặc đào tạo ở nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, trong đó bao gồm cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động để đào tạo người lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019.
THAM KHẢO THÊM: