Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, đây cũng là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, là sự quan tâm hàng đầu của nhà nước đặc biệt trong bối cảnh môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề. Dưới đây là mẫu báo cáo công tác thu phí vệ sinh môi trường có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo công tác thu phí vệ sinh môi trường mới nhất:
Có thể tham khảo mẫu báo cáo công tác thu phí vệ sinh môi trường theo phụ lục 06 ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
(1) (2) Số: …./BC-(3) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …, ngày…. tháng …năm … |
BÁO CÁO
Công tác thu phí vệ sinh môi trường năm …
I. Bối cảnh chung kinh tế – xã hội và các tác động chính đến môi trường
– Thông tin chung về phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.
– Các tác động chính đến môi trường.
II. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
1. Hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường
– Hiện trạng, tình hình ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
– Hiện trạng di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học.
2. Tình hình và kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường
2.1. Ban hành các văn bản hướng dẫn, quy chế, quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường.
2.2. Tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, kết quả thanh tra, kiểm tra, thủ tục hành chính về bảo vệ môi trường.
2.3. Tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường: Kết quả các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường.
2.4. Kiểm soát nguồn ô nhiễm:
– Tỷ lệ các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp, làng nghề có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định; tỷ lệ nước thải đô thị, nước thải nông thôn được thu gom, xử lý tập trung đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường; tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh có trạm quan trắc tự động, liên tục, truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
– Báo cáo số liệu các nguồn ô nhiễm như: các đô thị, khu dân cư tập trung; các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; các cụm công nghiệp; các làng nghề; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động trên địa bàn; các nguồn ô nhiễm khác. Tổng hợp số liệu các nguồn ô nhiễm chi tiết tại Phụ lục I kèm theo.
2.5. Quản lý chất thải và phế liệu:
a) Quản lý chất thải rắn sinh hoạt (viết tắt là CTRSH):
– CTRSH: Tổng khối lượng CTRSH phát sinh trên địa bàn (Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn); khối lượng CTRSH đô thị được thu gom, vận chuyển và xử lý; khối lượng CTRSH nông thôn được thu gom, vận chuyển và xử lý;
– Các cơ sở xử lý CTRSH; số lượng khu/bãi chôn lấp CTRSH; số lượng các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh;
– Các khu xử lý CTR tập trung trên địa bàn (nếu có), trong đó nêu rõ các cơ sở xử lý chất thải và loại chất thải xử lý.
b) Quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường (viết tắt là CTRCNTT):
– CTRCNTT: Tổng khối lượng CTRCNTT phát sinh trên địa bàn; khối lượng CTRCNTT được thu gom để tái sử dụng, tái chế; khối lượng CTRCNTT được tiêu hủy;
– Các cơ sở xử lý CTRSH;
– Các khu xử lý CTR tập trung trên địa bàn (nếu có), trong đó nêu rõ các cơ sở xử lý chất thải và loại chất thải xử lý (nếu xử lý cả CTRSH, CTRCNTT, CTNH thì chỉ cần báo cáo trong phần CTNH).
c) Quản lý chất thải nguy hại (viết tắt là CTNH):
– Tổng khối lượng CTNH phát sinh trên địa bàn;
– Chất thải y tế nguy hại phát sinh trên địa bàn;
– Các cơ sở xử lý CTNH;
– Các khu xử lý chất thải tập trung trên địa bàn (nếu có), trong đó nêu rõ các cơ sở xử lý chất thải và loại chất thải xử lý.
d) Quản lý phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:
– Các cơ sở nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất; số lượng các cơ sở nhập khẩu phế liệu theo từng nhóm phế liệu;
– Tổng khối lượng phế liệu nhập khẩu của các cơ sở trên địa bàn trong năm; Khối lượng sắt thép, giấy, nhựa, đồng, nhôm … nhập khẩu;
đ) Tổng hợp số liệu về công tác quản lý chất thải và phế liệu tại Phụ lục II kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
2.6. Xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường:
– Quản lý, cải thiện chất lượng môi trường nước, quản lý ô nhiễm, cải tạo, phục hồi môi trường đất; Quản lý, cải thiện chất lượng không khí;
– Số lượng các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản đã thực hiện ký quỹ và cải tạo, phục hồi môi trường; tỷ l ệ các khu vực môi trường bị ô nhiễm được xử lý, cải tạo, phục hồi môi trường;
– Số liệu về tình hình phát sinh, thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt trên địa bàn tại Phụ lục III kèm theo.
2.7. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường:
– Các hoạt động phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong năm báo cáo;
– Kết quả thực hiện các hoạt động ứng phó sự cố môi trường, tổ chức ứng phó sự cố môi trường;
– Kết quả xử lý các thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường trên địa bàn;
– Các hoạt động khác.
2.8. Báo cáo kết quả thực hiện việc di dời dân cư sinh sống trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp (nếu có) theo lộ trình chuyển đổi các làng nghề thành cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2.9. Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học: triển khai quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học; phát triển, mở rộng hệ thống di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên và các danh hiệu quốc tế về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; tăng cường công tác bảo tồn loài hoang dã nguy cấp, nguy hiếm; quản lý nguồn gen và an toàn sinh học; phục hồi, phát triển hệ sinh thái tự nhiên.
– Số liệu về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
3. Điều kiện và nguồn lực về bảo vệ môi trường:
a) Nguồn nhân lực: số lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn; trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường.
b) Nguồn lực tài chính.
4. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê về môi trường
– Tổng hợp, báo cáo các chỉ tiêu thống kê môi trường quốc gia trong danh mục các chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; bộ chỉ tiêu thống kê môi trường của ngành tài nguyên và môi trường theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Đánh giá chung
– Đánh giá chung về kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
6. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ môi trường thời gian tới.
a) Phương hướng, nhiệm vụ: cần xây dựng những nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm về bảo vệ môi trường cho năm tiếp theo để giải quyết những tồn tại, bất cập của năm đánh giá;
2. Giải pháp bảo vệ môi trường trong thời gian tới
III. Đề xuất, kiến nghị (nếu có).
Nơi nhận: – ….; – ….; – Lưu: VT, (5) (6) | QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) Họ và tên |
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
(2) Tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(3) Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
(4) Năm báo cáo.
(5) Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
(6) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
2. Tổ chức quản lý khu vực công cộng có trách nhiệm gì đối với giữ gìn vệ sinh môi trường?
Vệ sinh môi trường là tổng hợp các biện pháp nhằm cải tạo môi trường sống, góp phần bảo vệ sức khỏe cá nhân, sức khỏe cộng đồng và phòng chống bệnh tật. Vệ sinh môi trường bao gồm các hoạt động cơ bản sau:
– Vệ sinh nguồn nước sinh hoạt;
– Vệ sinh công cộng, trong đó bao gồm: Hoạt động thu gom và xử lý chất thải của con người, xử lý rác thải, xử lý nguồn nước thải …
tổ chức quản lý khu vực công cộng cần phải có một số trách nhiệm và nghĩa vụ trong quá trình giữ gìn vệ sinh môi trường. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 59 của Văn bản hợp nhất luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về vấn đề bảo vệ môi trường nơi công cộng. Theo đó, tổ chức và cá nhân quản lý công viên, khu vui chơi giải trí, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, bến xe, nhà ga, bến cảng, bến phà, bến tàu … và các khu vực công cộng khác cần phải có trách nhiệm như sau:
– Cần phải có trách nhiệm bố trí nguồn nhân lực thu gom chất thải, vệ sinh môi trường trong phạm vi trách nhiệm mà mình quản lý, cần phải bố trí nhân sự và đội bảo vệ môi trường để kiểm tra giám sát các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về môi trường;
– Xây dựng, lắp đặt các công trình vệ sinh công cộng, công trình xử lý nước thải tại chỗ nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu cho vấn đề bảo vệ môi trường, cần phải có các loại phương tiện phù hợp và cần thiết, cần phải có các trang thiết bị thu gom, quản lý và sử lý chất thải đáp ứng đầy đủ yêu cầu và điều kiện về bảo vệ môi trường;
– Ban hành và niêm yết công khai, tổ chức thực hiện quy định, quy chế trong lĩnh vực giữ gìn bảo vệ, vệ sinh môi trường nơi công cộng thuộc phạm vi trách nhiệm mà mình quản lý;
– Phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật.
Tổ chức quản lý khu vực công cộng có hành vi vi phạm nghĩa vụ và trách nhiệm của mình thì sẽ bị xử phạt căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Hình thức báo cáo công tác bảo vệ môi trường gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 65 của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT, có quy định cụ thể về vấn đề báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Theo đó, báo cáo công tác bảo vệ môi trường có thể thực hiện thông qua một trong những hình thức như sau:
(1) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường bằng văn bản, có đầy đủ chữ ký của người có thẩm quyền phải đóng dấu của các đơn vị. Các biểu mẫu tổng hợp số liệu kèm theo báo cáo công tác bảo vệ môi trường cần phải được đóng dấu giáp lai. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo hình thức trực tiếp có thể gửi như sau:
– Gửi và nhận trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền;
– Gửi và nhận thông qua dịch vụ bưu chính;
– Gửi và nhận thông qua fax;
– Gửi và nhận thông qua hệ thống thư điện tử.
(2) Báo cáo công tác bảo vệ môi trường bằng văn bản điện tử theo thể thức định dạng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định cụ thể hoặc có thể được số hóa từ văn bản giấy, có chữ ký điện tử của người có thẩm quyền, đồng thời đóng dấu điện tử của các đơn vị chức năng. Báo cáo theo hình thức này có thể được gửi theo các phương thức như sau:
– Gửi thông qua Hệ thống liên thông văn bản quốc gia;
– Gửi thông qua hệ thống thông tin báo cáo của địa phương và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH 2022 Luật Bảo vệ môi trường;
– Thông tư 02/2022/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
– Thông tư 04/2023/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định ngưng hiệu lực thi hành khoản 1 Điều 7 và khoản 2 Điều 75 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
– Quyết định 3323/QĐ-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc đính chính Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
THAM KHẢO THÊM: