Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, thuế thu nhập doanh nghiệp trực tiếp đánh vào các khoản thu nhập phải chịu thuế, vì vậy đây được xác định là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì cách chuyển lỗ trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cách chuyển lỗ khi tính thuế TNDN như thế nào?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các chuyển lỗ trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc xác định lỗ và chuyển lỗ thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể tại Điều 9 của Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính, và Điều 7 của Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Cụ thể như sau:
(1) Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật sẽ được xác định là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó chưa bao gồm các khoản lỗ được chuyển kết từ năm trước sang năm sau.
(2) Doanh nghiệp sau khi thực hiện thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp mà bị lỗ thì doanh nghiệp đó cần phải chuyển toàn bộ số lỗ và chuyển liên tục số lỗ đó vào phần thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trở đi thu nhập miễn thuế thu nhập doanh nghiệp) của những năm tiếp theo. Thời gian thực hiện thủ tục chuyển lỗ trong quá trình tính thuế thu nhập doanh nghiệp cần phải chuyển liên tục không quá 05 năm được tính kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý trong năm sau khi thực hiện thủ tục lập tờ khai tạm nộp quý, đồng thời doanh nghiệp sẽ chuyển chính thức vào năm sau khi thực hiện thủ tục lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo năm.
Ví dụ 1: Vào năm 2022, doanh nghiệp Thu Phương đã có phát sinh lỗ được xác định là 10.000.000.000 đồng. Vào năm 2023, doanh nghiệp thu Phương có phát sinh thu nhập là 12.000.000.000 đồng, khi đó doanh nghiệp thu Phương Bắc bộ phải thực hiện thủ tục chuyển lỗ, toàn bộ số lỗ phát sinh trong năm 2022 là 10.000.000.000 đồng thì doanh nghiệp thu Phương cần phải chuyển toàn bộ vào thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2023.
Ví dụ 2: Trong năm 2022, doanh nghiệp Thùy Dương đã có phát sinh lỗ là 20.000.000.000 đồng, năm 2023 thì doanh nghiệp Thùy Dương có phát sinh thu nhập được xác định là 15.000.000.000 đồng. Trong trường hợp này: Doanh nghiệp Thùy Dương cần phải thực hiện thủ tục chuyển toàn bộ số lỗ là 15.000.000.000 đồng vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của năm 2023. Đồng thời, số lỗ còn lại là 5.000.000.000 đồng thì doanh nghiệp Thùy Dương cần phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2022 và các năm tiếp theo, tuy nhiên tối đa không được phép vượt quá 05 năm được tính kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì theo nguyên tắc, doanh nghiệp đó sẽ được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi thực hiện thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp sẽ xác định số lỗ của cả năm, chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ đỏ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của những năm tiếp theo sau năm phát sinh lỗ theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp sẽ cần phải tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo nguyên tắc do pháp luật quy định. Trong trường hợp trong thời gian chuyển lỗ doanh nghiệp có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này sẽ được chuyển toàn bộ hoặc chuyển liên tục không được phép vượt quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Trong trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động thanh tra kiểm tra quá trình quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác so với sổ lỗ do doanh nghiệp tự xác định, thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan thanh tra kiểm tra, tuy nhiên cần phải đảm bảo chuyển lỗ một cách toàn bộ và liên tục không vượt quá 05 năm được tính kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định của pháp luật. Quá thời hạn 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa được chuyển hết trên thực tế thì sẽ không được chuyển vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm tiếp sau.
(3) Trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật phải thực hiện thủ tục quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, quyết định sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, phá sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi thực hiện thủ tục chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập bắt buộc phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh, bù trừ vào thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp cùng năm của doanh nghiệp đó sau khi doanh nghiệp chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc có thể sẽ được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo sau khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục chuyển đổi, hợp nhất, sáp nhập để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không vượt quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Đồng thời, số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục chia tách thành lập doanh nghiệp khác và đang còn trong thời hạn chuyển lỗ theo quy định của pháp luật, thì số lỗ này sẽ được phân bổ cho các doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp đó thực hiện thủ tục chia tách theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu.
Như vậy, quá trình chuyển lỗ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là một vấn đề phức tạp, cần phải nắm rõ quy tắc chuyển lỗ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp để hạn chế rủi ro trong quá trình cơ quan thuế thanh tra kiểm tra.
2. Các loại thu nhập được miễn khi tính thuế TNDN:
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 có quy định về các thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. Cụ thể bao gồm:
– Thu nhập từ hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến thủy sản, chế biến nông sản, sản xuất muối của hợp tác xã;
– Thu nhập từ quá trình thực hiện dịch vụ kĩ thuật trực tiếp phục vụ cho hoạt động nông nghiệp;
– Thu nhập từ hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển khoa học công nghệ, phát triển các loại sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp có số lượng từ 30% số lao động bình quân trong năm trở lên được xác định là những người khuyết tật theo quy định của pháp luật về khuyết tật, những người sau cai nghiện, người nhiễm virút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người, và có số lao động bình quân trong năm từ 20 người trở lên, không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản và doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính;
– Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho những người đồng bào dân tộc thiểu số, những người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và những đối tượng tệ nạn xã hội;
– Thu nhập phát sinh từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước, sau khi đã thực hiện đầy đủ thủ tục nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Các khoản tài trợ nhận được để nhằm mục đích sử dụng phục vụ cho hoạt động giáo dục nghiên cứu khoa học, văn hóa nghệ thuật, nhân đạo, từ thiện và các hoạt động xã hội khác trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải của các doanh nghiệp có quyền cấp chứng chỉ giảm phát thải;
– Thu nhập từ quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ nhà nước giao trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ngân hàng phát triển Việt Nam;
– Phần thu nhập không phân chia của cơ sở thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, lĩnh vực y tế, lĩnh vực xã hội khác để nhằm mục đích xã hội, thu nhập phát sinh từ quá trình chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao của các tổ chức và cá nhân sinh sống và làm việc tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Vì vậy cần phải lưu ý, khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì các khoản thu nhập nêu trên sẽ không được tính vào thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Những đối tượng nào phải nộp thuế TNDN?
Các đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định là các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ có thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Bao gồm các đối tượng như sau:
– Các loại hình doanh nghiệp, trong đó bao gồm công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh;
– Văn phòng luật sư, văn phòng công chứng tư nhân;
– Các bên trong hợp đồng hợp tác kinh doanh;
– Các bên trong hợp đồng phân chia các loại sản phẩm dầu khí, xí nghiệp liên doanh dầu khí;
– Tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật hợp tác xã;
– Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật nước ngoài có cơ sở thường trú trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Công ty điều hành chung, các đơn vị sự nghiệp công lập, các đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Các cơ sở thường trú của các doanh nghiệp nước ngoài được xác định là cơ sở sản xuất kinh doanh mà thông qua các cơ sở này, doanh nghiệp nước ngoài sẽ tiến hành một phần hoạt động hoặc có thể tiến hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính;
– Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại
THAM KHẢO THÊM: