Bảo vệ môi trường là một trong những vai trò vô cùng quan trọng phục vụ cho sự tồn tại, cung cấp nguồn tài nguyên quan trọng và phụ vụ cho sự phát triển bền vững của con người. Và Ban quản lý khu công nghiệp có thể tham khảo Mẫu báo cáo về công tác bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp theo mẫu dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp:
Tên cơ quan Số: … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …, ngày … tháng … năm … |
BÁO CÁO
Công tác bảo vệ môi trường năm …
I. THÔNG TIN CHUNG
– Tên chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp: …
– Địa chỉ, số điện thoại: …
– Người đại diện: …
– Ngành nghề đầu tư trong từng khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung /cụm công nghiệp:
– Giấy đăng ký kinh doanh …
– Giấy phép môi trường số: …
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ TẠI KHU SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ TẬP TRUNG HOẶC CỤM CÔNG NGHIỆP.
a) Tóm tắt tình hình hoạt động chung trong khu công nghiệp: …
b) Chi tiết danh sách các cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp:
Thứ tự | Tên cơ sở hoạt động trong khu công nghiệp | Số quyết định phê duyệt báo cáo, xác nhận bảo vệ môi trường; Giấy phép môi trường (nếu có) | Loại hình sản xuất chính/ quy mô công suất | Nước thải | Khí thải | Tổng lượng CTR phát sinh | Tỷ lệ cây xanh | |||||
Tổng lượng nước thải phát sinh thực tế (m3/ngày đêm) | Đấu nối vào hợp tác xã | Tách đấu nối (ghi rõ hệ thống quan trắc tự động, nếu có) | Lượng khí thải phát sinh (m3/giờ) | Quan trắc khí thải tự động, liên tục (ghi rõ thông số) | Sinh hoạt (tấn/năm) | Công nghiệp thông thường (kg/năm) | Nguy hại (kg/năm) | |||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) |
1 | Cơ sở 1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Cơ sở 2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| …. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III. TÌNH HÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1. Kết quả đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung (tính đến thời điểm báo cáo): …
2. Vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp: …
3. Kết quả quan trắc nước thải
IV. CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
1. Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường
2. Báo cáo việc thực hiện công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, tập trung làm rõ các nội dung chính như sau:
+ Các giải pháp phòng ngừa sự cố môi trường tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp;
+ Việc ứng phó và khắc phục sự cố môi trường xảy ra tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp.
3. Tổng diện tích cây xanh trong khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu công nghiệp: Tỷ lệ diện tích cây xanh.
V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhận xét chung về chất lượng môi trường tại khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp.
2. Nhận xét và đánh giá chung về sự tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường, công tác xử lý chất thải và quan trắc môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp và các cơ sở trong khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung hoặc cụm công nghiệp.
3. Các kiến nghị, đề xuất (nếu có).
Nơi nhận: – ….; – ….; – Lưu: VT. | QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ (Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức) |
2. Nội dung công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp gồm những gì?
Bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp là một trong những chế định vô cùng quan trọng của pháp luật về bảo vệ môi trường căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về vấn đề bảo vệ môi trường trong khu sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tập trung, trong đó có khu công nghiệp. Theo đó, khu công nghiệp cần phải có cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường như sau:
– Hệ thống thu gom và cấp thoát nước mưa, hệ thống thu gom rác thải, hệ thống thoát nước/xử lý nước thải tập trung, và tất cả các hệ thống xử lý nước và xử lý rác cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, đảm bảo quá trình xử lý nước thải ngay sau khi thải ra môi trường để đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
– Công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó đối với sự cố môi trường theo pháp luật quy định;
– Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục đối với hệ thống xử lý nước thải tập trung theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Đảm bảo diện tích cây xanh sao cho phù hợp với tỷ lệ phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xây dựng trong khu công nghiệp.
Đồng thời, Ban quản lý khu công nghiệp/khu chế xuất và khu công nghiệp cao của cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương bắt buộc phải có bộ phận chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phân công nguồn nhân sự phụ trách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nguồn nhân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bắt buộc phải trải qua giai đoạn đào tạo chuyên ngành đối với môi trường và lĩnh vực chuyên môn phù hợp với công tác mà họ được đảm nhận.
3. Trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 51 của Văn bản hợp nhất Luật bảo vệ môi trường năm 2022 có quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư trong công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp. Theo đó, chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp cần phải có trách nhiệm như sau:
– Trách nhiệm đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hệ thống cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp;
– Bố trí khu vực chức năng, các loại hình sản xuất kinh doanh, các loại hình cung ứng dịch vụ sao cho phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường;
– Đầu tư hệ thống thu gom rác thải, thu gom nước mưa riêng biệt đối với hệ thống thu gom cấp thoát nước chung và hệ thống xử lý chất thải tập trung;
– Thu gom, đấu nối nước thải của cơ sở trong khu công nghiệp vào hệ thống thu gom/xử lý nước thải tập trung;
– Yêu cầu cơ sở đang xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom cấp thoát nước mưa phải chấm dứt hoạt động xả nước thải sau xử lý vào hệ thống thu gom cấp thoát nước mưa trong khoảng thời gian 24 tháng được bắt đầu kể từ ngày Luật bảo vệ môi trường có hiệu lực pháp luật;
– Bố trí nguồn nhân sự đáp ứng đầy đủ yêu cầu, phụ trách công tác bảo vệ môi trường, nguồn nhân lực đó cần phải được đào tạo chuyên ngành trong lĩnh vực môi trường hoặc lĩnh vực chuyên môn khác phù hợp với công việc mà họ được đảm nhận;
– Phối hợp với cơ quan chức năng và cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi trường để bảo vệ môi trường, phối hợp với Ban quản lý khu công nghiệp, khu công nghiệp cao, khu kinh tế cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức hoạt động bảo vệ môi trường trên thực tế, phối hợp với các bộ ban ngành có liên quan và các tổ chức kiểm tra thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để thực hiện quy định của pháp luật và kiểm soát hành vi bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ tập trung trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Tổ chức kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đối với các chủ dự án đầu tư, cơ sở khi đăng ký đầu tư vào khu công nghiệp;
– Kịp thời phát hiện ra hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của các tổ chức và cá nhân, kịp thời kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật với cơ quan có thẩm quyền;
– Ban hành quy chế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, quy chế đó cần phải được ban hành sao cho phù hợp với yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thực hiện hoạt động quan trắc môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường trong khu công nghiệp, sau đó gửi báo cáo về cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, gửi về ban quản lý khu công nghiệp yêu cầu phê duyệt và thực hiện đầy đủ;
– Một số trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 21/VBHN-VPQH 2022 Luật Bảo vệ môi trường.
THAM KHẢO THÊM: