Nhà thầu là các tổ chức, đơn vị đáp ứng đầy đủ điều kiện và năng lực để có thể xây dựng công trình cho các chủ đầu tư, thông qua việc ký kết hợp đồng với chủ đầu tư thầu toàn bộ hoặc một phần dự án liên quan đến công trình. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì nhà thầu mới thành lập có được tham gia dự thầu hay không?
Mục lục bài viết
1. Nhà thầu mới thành lập có tham dự thầu được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của
(1) Nhà thầu và các nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Nhà thầu trong nước là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, liên hiệp hợp tác xã, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với các nhà thầu nước ngoài thì cần phải có đăng ký thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật nước ngoài;
– Thực hiện chế độ hạch toán tài chính độc lập;
– Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã, đăng ký tổ hợp tác, và đồng thời không thuộc một trong các trường hợp bị mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;
– Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu;
– Đảm bảo yêu cầu về cạnh tranh trong đấu thầu căn cứ theo quy định tại Điều 6 Luật đấu thầu năm 2023;
– Không đang trong thời gian bị cấm tham dự không theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự, đồng thời phải có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn các nhà thầu;
– Đối với các nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng các nhà thầu phụ trong nước, ngoại trừ trường hợp các nhà thầu phụ trong nước không đáp ứng đầy đủ điều kiện về năng lực tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu đó.
(2) Nhà thầu và các nhà đầu tư là cá nhân có tư cách hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật mà nước cá nhân đó là công dân;
– Có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với quy định của pháp luật, không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Đăng ký hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật, đồng thời không đang trong thời gian bị cấm tham gia hoạt động dự thầu.
Theo đó thì có thể nói, đối với nhà thầu mới thành lập, tuy nhiên có báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế, không nợ thuế theo quy định của pháp luật, đáp ứng đầy đủ điều kiện để dự thầu thì đều có thể tham gia dự thầu.
Hay nói cách khác, nhà thầu mới thành lập vẫn có quyền tham gia dự thầu nếu đáp ứng được đầy đủ tư cách hợp lệ căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật đấu thầu năm 2023.
2. Có được tham dự thầu khi doanh nghiệp mới hoạt động dưới 3 năm không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP, có quy định cụ thể về nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu. Theo đó, liên quan tới gói thầu có yêu cầu báo cáo tài chính 03 năm thì đó được coi là một trong những tiêu chuẩn do bên mời thầu đặt ra đối với bên dự thầu, bên mời thầu yêu cầu các nhà thầu cần phải đáp ứng điều kiện về năng lực kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính để có thể tham dự gói thầu đó. Theo đó:
– Việc đánh giá thành phần hồ sơ dự thầu bắt buộc phải căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và căn cứ vào các yêu cầu khác của trong thành phần hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp trước đó, các loại giấy tờ và tài liệu giải thích, làm rõ thành phần hồ sơ dự thầu của các nhà thầu, để có thể đảm bảo quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng đầy đủ điều kiện về năng lực kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện dự án gói thầu trên thực tế;
– Việc đánh giá sẽ được thực hiện dựa trên bản chụp, nhà thầu cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đảm bảo tính thống nhất giữa bản gốc và bản chụp. Trong trường hợp có sự sai sót và khác biệt giữa bản gốc và bản chụp tuy nhiên không làm thay đổi thứ tự xếp hạng của các nhà thu thì vẫn căn cứ vào bản gốc để đánh giá;
– Trong trường hợp có sự khác biệt giữa bản gốc và bản chụp, dẫn đến kết quả đánh giá trên bản gốc có sự khác biệt so với kết quả đánh giá dựa trên bản chụp, làm thứ tự xếp hạng nhà thầu thay đổi thì thành phần hồ sơ dự thầu của nhà thầu sẽ bị loại.
Theo đó thì có thể nói, theo điều luật phân tích nêu trên, trong quá trình đánh giá thành phần hồ sơ dự thầu, thì bên mời thầu sẽ đánh giá hồ sơ dự thầu của các bên Tham gia dựa trên tiêu chuẩn trong hồ sơ mời thầu, để xem xét các nhà thầu có trúng tuyển hay không. Trong trường hợp do đặc thù của gói thầu mà bên mời thầu có thể thấy rằng bắt buộc phải có báo cáo tài chính trong khoảng thời gian 03 năm thì họ vẫn có quyền đưa ra yêu cầu đó, hoặc nếu bên mời thầu xem xét trong thời hạn ít hơn 03 năm vẫn đảm bảo khả năng lựa chọn nhà thầu đáp ứng đầy đủ điều kiện năng lực kinh nghiệm và tính cạnh tranh để thực hiện dự án trên thực tế thì hoàn toàn có thể quy định trong hồ sơ mời thầu cho phép báo cáo tài chính ít hơn 03 năm.
Vấn đề ở đây là đánh giá hồ sơ dự thầu dựa trên tiêu chuẩn điều kiện của bên mời thầu. Trong trường hợp theo tiêu chuẩn của bên mời thầu, bên dự thầu không đáp ứng đầy đủ điều kiện, thì có thể liên doanh với một bên nhà thầu khác để có thể đáp ứng điều kiện do bên mời thầu đưa ra.
Vì vậy, hoàn toàn vẫn có thể tham gia dự thầu khi doanh nghiệp mới hoạt động dưới 03 năm.
3. Làm rõ thành phần hồ sơ tham dự thầu được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 65 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP, có quy định cụ thể về vấn đề làm rõ hồ sơ dự thầu. Theo đó:
– Sau khi mở thầu, nhà thầu cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ làm rõ thành phần hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trong trường hợp thành phần hồ sơ dự thầu của các nhà thầu thiếu tài liệu giấy tờ về tư cách hợp lệ, hợp đồng có tính chất tương tự, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế, giấy tờ tài liệu liên quan đến bộ phận nhân sự cụ thể đã được đề xuất trong thành phần hồ sơ dự thầu, thì bên mời thầu hoàn toàn có quyền yêu cầu nhà thầu làm rõ và bổ sung thêm tài liệu giấy tờ;
– Trường hợp sau khi đóng thầu, nhà thầu phát hiện thành phần hồ sơ dự thầu thiếu các loại giấy tờ tài liệu chứng minh về tư cách hợp lệ tham gia dự thầu, hợp đồng có tính chất tương tự, nghĩa vụ kê khai thuế và nộp thuế đối với cơ quan thuế, tài liệu giấy tờ liên quan tới bộ phận nhân sự cụ thể đã được phản ánh trong thành phần hồ sơ dự thầu, thì được quyền gửi tài liệu đến bên mời thầu yêu cầu bổ sung. Bên mời thầu cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ tiếp nhận giấy tờ tài liệu bổ sung của nhà thầu để xem xét và đánh giá, các tài liệu bổ sung cũng được xem là một trong những thành phần quan trọng của hồ sơ dự thầu;
– Đối với nội dung về tư cách hợp lệ tham gia dự thầu, việc làm rõ cần phải đảm bảo nguyên tắc không làm thay đổi bản chất cơ bản của các nhà thầu tham gia dự thầu. Đối với các nội dung về tính hợp lệ của thành phần hồ sơ dự thầu, đề xuất kĩ thuật, đề xuất tài chính, việc làm rõ cần phải được dựa trên nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của thành phần hồ sơ dự thầu đã nộp và không làm thay đổi giá dự thầu ban đầu;
– Việc làm rõ thành phần hồ sơ dự thầu sẽ được thực hiện giữa bên mời thầu và các nhà thầu có hồ sơ dự thầu cần phải làm rõ. Nội dung cần phải làm rõ của hồ sơ dự thầu phải được thể hiện bằng văn bản, đồng thời được bên mời thầu bảo quản giống như một phần tài liệu quan trọng của hồ sơ dự thầu;
– Trong trường hợp có nghi ngờ về tính xác thực của các loại giấy tờ tài liệu do nhà thầu cung cấp, bên mời thầu sẽ được quyền xác minh với các tổ chức có liên quan đến nội dung của tài liệu đó.
Vì vậy, việc làm rõ hồ sơ tham gia dự thầu sẽ được thực hiện theo điều luật nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu năm 2023;
– Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
THAM KHẢO THÊM: