Hợp đồng là sự thoả thuận của các bên trong quá trình ký kết về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự (căn cứ theo quy định tại Điều 385 của Bộ luật dân sự năm 2015). Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì hợp đồng đóng dấu chữ ký có giá trị hiệu lực hay không?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng đóng dấu chữ ký có giá trị hiệu lực không?
Trước hết, có thể khái quát, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện nay về việc khắc con dấu và quản lý con dấu, thì dấu chữ ký (hay còn được gọi là con dấu chữ ký, là con dấu được khắc sẵn chữ ký) sẽ không có giá trị pháp lý, vì vậy các văn bản có đóng dấu chữ ký khi tranh chấp giải quyết tại tòa án đều vô hiệu. Việc khắc dấu chữ ký chỉ có thể được sử dụng trên các loại giấy tờ, tài liệu, văn bản lưu hành nội bộ trong doanh nghiệp. Đặc biệt, không được phép sử dụng con dấu chữ ký lên các văn bản giao dịch đối với nhà nước, giao dịch với ngân hàng và với các tổ chức tín dụng, trong đó bao gồm cả giao dịch dân sự với các cá nhân (đặc biệt là giao dịch liên quan đến các tài sản có giá trị lớn). Vì vậy, các hợp đồng nói chung và
Trong một số trường hợp nhất định, dễ dàng bắt gặp việc đóng dấu chữ ký lên các hợp đồng điện, hợp đồng nước, hợp đồng internet … Đây là những trường hợp đã đăng ký hợp đồng mẫu và có đăng ký mẫu chữ ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, việc sử dụng dấu chữ ký trên hợp đồng này là một trong những đặc điểm nổi bật của hợp đồng mẫu, sử dụng cho tất cả các chủ thể trung gian xã hội. Việc sử dụng hợp đồng mẫu này vẫn sẽ được chấp nhận. Tuy nhiên hiện nay việc sử dụng hợp đồng mẫu có đóng dấu chữ ký là rất hiếm. Hầu hết chỉ được sử dụng trong các giao dịch dân sự phổ biến như điện, nước, internet. Các đơn vị sử dụng chữ ký số, chữ ký điện tử thay vào đó là đóng dấu chữ ký trong hàng loạt các hợp đồng khác nhau.
Đồng thời, pháp luật hiện nay cũng chưa có quy định cụ thể về việc sử dụng con dấu chữ ký, việc sử dụng và làm dấu chữ ký là tự do, không bị pháp luật nghiêm cấm, tuy nhiên quá trình sử dụng phải được đặt trong khuôn khổ nội bộ. Trên thực tế, con dấu chữ ký hay còn được gọi là chữ ký dấu, là con dấu được khắc và có chứa sẵn thông tin chữ ký của người sử dụng con dấu đó. Chữ ký con dấu giúp tiết kiệm thời gian và thuận lợi hơn rất nhiều trong các công việc khác nhau, tuy nhiên việc sử dụng chữ ký con dấu vẫn tìm ẩn rất nhiều rủi ro và hệ quả pháp lý không mong muốn. Về mặt nguyên tắc thì chữ ký buộc phải được ký bằng bút mực, được ký trực tiếp lên các văn bản và giấy tờ. Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Văn bản hợp nhất luật kế toán năm 2019 có quy định và ký chứng từ kế toán. Theo đó, chứng từ kế toán bắt buộc phải được ký bằng loại mực không phai màu, phải được ký trực tiếp, không được phép ký chứng từ kế toán bằng loại mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Cụ thể, điều luật này ghi nhận như sau:
– Chứng từ kế toán bắt buộc phải có đầy đủ chữ ký theo chức danh trên giấy tờ. Chữ ký trên chứng từ kế toán bắt buộc phải được ký bằng loại mực không phai, không được phép ký chứng từ kế toán bằng loại mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn lên chứng từ kế toán. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải là một người thống nhất, và chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể của Chính phủ;
– Chữ ký trên giấy tờ, chứng từ kế toán bắt buộc phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm việc ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đầy đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người quản lý;
– Chứng từ điện tử thì cần phải có chữ ký điện tử, chữ ký trên chứng từ điện tử sẽ có giá trị pháp lý như chữ ký trên chứng từ giấy.
Theo đó, có thể khẳng định, con dấu chữ ký khắc sẵn sẽ không được công nhận và không có giá trị pháp lý.
Vì vậy, dấu chữ ký trên các hợp đồng sẽ không được công nhận, hợp đồng đóng dấu chữ ký sẽ không có hiệu lực, khi có tranh chấp đều vô hiệu.
2. Những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng, theo đó hợp đồng là sự thoả thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng có hiệu lực thì cần phải đáp ứng một số điều kiện nhất định. Hợp đồng là một dạng giao dịch dân sự căn cứ theo quy định tại Điều 116 của Bộ luật dân sự năm 2015, vì vậy điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cũng chính là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Đối chiếu với quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự năm 2015, điều kiện để hợp đồng có hiệu lực bao gồm:
– Chủ thể ký kết hợp đồng cần phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với hợp đồng được xác lập;
– Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc dưới bất kỳ hình thức nào;
– Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội;
– Hình thức của hợp đồng cũng là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong trường hợp pháp luật quy định.
3. Các trường hợp nào thì hợp đồng sẽ bị vô hiệu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 407 và Điều 408 của Bộ luật dân sự năm 2015, hợp đồng vô hiệu trong những trường hợp sau đây:
– Hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;
– Hợp đồng vô hiệu do giả tạo;
– Hợp đồng vô hiệu do bị nhầm lẫn;
– Hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, cưỡng ép, đe dọa;
– Hợp đồng vô hiệu do người xác lập hợp đồng đó không nhận thức và không làm chủ được hành vi của mình;
– Hợp đồng vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức;
– Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được;
– Hợp đồng vô hiệu do những đối tượng được xác định là người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập và thực hiện.
Đồng thời, khi hợp đồng vô hiệu thì cần phải chịu hậu quả pháp lý. Căn cứ theo quy định tại Điều 131 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu. Theo đó:
– Trong trường hợp hợp đồng vô hiệu, hợp đồng đó sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch đó được xác lập;
– Khi hợp đồng vô hiệu thì các bên cần phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Trong trường hợp các bên không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì cần phải quy đổi thành tiền để hoàn trả;
– Bên ngay tình trong quá trình thu hoa lợi, lợi tức sẽ không cần phải có nghĩa vụ hoàn trả lại hoa lợi và lợi tức đó;
– Bên có lỗi gây ra thiệt hại thì cần phải bồi thường, quá trình giải quyết hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân thì sẽ được thực hiện theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 Luật Kế toán năm 2015;
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
THAM KHẢO THÊM: