Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, nếu lao động nam là quân nhân đang tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc thì khi vợ sinh con, quân nhân đó sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản chăm sóc vợ, kể cả trường hợp con chết sau khi sinh. Dưới đây là quy định của pháp luật về chế độ thai sản dành cho quân nhân khi vợ sinh con có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Chế độ thai sản dành cho quân nhân khi vợ sinh con:
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 và
– Trong trường hợp cha hoặc người trực tiếp có nghĩa vụ nuôi dưỡng tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, tuy nhiên không nghỉ việc căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, thì ngoài tiền lương sẽ còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Trường hợp chỉ có cha tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, tuy nhiên mẹ chết sau khi sinh con/người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh con không còn đầy đủ điều kiện sức khỏe để có thể chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, thì cha sẽ được nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi;
– Thời gian hưởng chế độ thai sản sẽ được tính bao gồm cả ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ tết và các ngày nghỉ hàng tuần.
Theo đó thì có thể nói, quân nhân tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc khi vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản để chăm sóc vợ. Thời gian quân nhân được nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh con sẽ được xác định như sau:
– Được nghỉ 05 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh thường;
– Nghỉ 07 ngày làm việc trong trường hợp vợ sinh con phải thực hiện thủ tục phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
– Trường hợp vợ sinh đôi thì quân nhân sẽ được nghỉ 10 ngày làm việc, sinh 03 trở lên thì mỗi người con sẽ được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
– Trong trường hợp vợ sinh đôi cần phải thực hiện thủ tục phẫu thuật thì quân nhân sẽ được nghỉ 14 ngày làm việc.
2. Quân nhân có được hưởng thai sản khi vợ sinh con hay không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về đối tượng áp dụng của luật bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về đối tượng áp dụng. Theo đó, người lao động là công dân Việt Nam thuộc một trong những đối tượng sau đây sẽ cần phải tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể bao gồm:
– Người làm việc theo
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có khoảng thời gian từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Các cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức, viên chức;
– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, những người làm công tác trong tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng quân đội nhân dân, sĩ quan/hạ sĩ quan/sĩ quan chuyên môn kĩ thuật thuộc lực lượng công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu có hưởng lương giống như quân nhân;
– Hạ sĩ quan hoặc chiến sĩ quân đội nhân dân, hạ sĩ quan hoặc chiến sĩ công tác trong lực lượng công an nhân dân phục vụ có thời hạn, học viên quân đội, học viên công an, học viên trong các lực lượng cơ yếu được hưởng sinh hoạt phí;
– Người làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, theo quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý và điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật hợp tác xã;
– Người hoạt động và làm việc không chuyên trách ở xã, phường.
Theo đó, sỹ quan quân đội thuộc một trong những đối tượng phải tham gia chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tại khoản 1 Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản. Theo đó, người lao động hưởng chế độ thai sản khi người lao động đó thuộc một trong những trường hợp như sau:
+ Được xác định là lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
Như vậy, quân nhân là một trong những lực lượng được quyền hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh con, tùy thuộc vào từng trường hợp sinh con khác nhau mà thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của quân nhân cũng sẽ khác nhau.
3. Thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho quân nhân khi vợ sinh con gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 101 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản được xác định như sau:
– Thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động nữ sinh con sẽ bao gồm các loại tài liệu sau đây:
+ Bản sao của giấy khai sinh hoặc bản sao của giấy chứng sinh;
+ Giấy chứng tử của con trong trường hợp người con đã chết, giấy chứng tử của người mẹ trong trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con;
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng của người mẹ sau khi sinh con, tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để có thể chăm sóc con;
+ Hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh tuy nhiên chưa được cấp giấy chứng sinh;
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc người lao động nữ bắt buộc phải nghỉ việc để hưởng chế độ dưỡng thai căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019.
– Trong trường hợp người lao động nữ đi khám, sảy thai, thực hiện thủ tục nạo thai, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định tại Điều 37 của Văn bản hợp nhất luật bảo hiểm xã hội năm 2019 bắt buộc phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú;
– Trong trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng, thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi;
– Trong trường hợp người lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con thì bắt buộc phải có giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của đứa trẻ, giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con cần phải thực hiện thủ tục phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
– Danh sách người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động tạo.
Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ thai sản gửi tới Cơ quan bảo hiểm xã hội cần phải bao gồm các thành phần cơ bản nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội.
THAM KHẢO THÊM: