Các cá nhân có thu nhập cao, trong đó bao gồm cả cá nhân có thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên thì đều phải có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên được hiểu như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên là gì?
Trước hết, thuế thu nhập cá nhân là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, thuế thu nhập cá nhân đã được áp dụng từ lâu, trong thực tế hiện nay thì thuế thu nhập cá nhân cũng đã và đang là một chế định vô cùng quan trọng trong lĩnh vực thuế. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là mọi người dân trong nước và nước ngoài có thu nhập phát sinh ở nước sở tại, không phân biệt nghề nghiệp và không phân biệt địa vị xã hội, chỉ cần đáp ứng đầy đủ điều kiện và nguồn thu là sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Đồng thời, tùy theo tính chất của các khoản thu nhập cá nhân khác nhau, người ta chia thu nhập cá nhân thành hai loại, đó là thu nhập cá nhân thường xuyên vào thu nhập cá nhân không thường xuyên để tính thuế thu nhập cá nhân sao cho phù hợp. Khi đó, khái niệm thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên được đặt ra.
Đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân là những người có thu nhập cao, trong đó bao gồm cả những người có thu nhập thường xuyên và những người không có thu nhập thường xuyên. Trong đó, thu nhập không thường xuyên (hay còn được gọi là thu nhập vãng lai) có thể hiểu đơn giản là các khoản thu nhập phát sinh theo từng lần, phát sinh theo từng đợt riêng lẻ, không cố định, không đều đặn, không thông qua
Như vậy, các khoản thu nhập được coi là thu nhập không thường xuyên bao gồm:
– Thu nhập phát sinh từ hoạt động chuyển giao công nghệ theo từng hợp đồng như chuyển giao quyền sở hữu các đối tượng công nghiệp, chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, chuyển giao thông qua hoạt động mua bán hoặc cung cấp bí quyết kĩ thuật, mua bán hoặc cung cấp phương án công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa, thực hiện các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn công nghệ, chuyển giao việc sử dụng các thiết bị công nghệ, chuyển giao quyền sử dụng các thiết bị khoa học;
– Thu nhập từ hoạt động quà biếu, quà tặng bằng hiện vật do các tổ chức, cá nhân từ nước ngoài gửi về cho các cá nhân Việt Nam dưới bất kỳ hình thức nào;
– Thu nhập từ tiền bản quyền của các tác phẩm văn học/văn hóa/nghệ thuật, thu nhập từ thiết kế đối với các dự án kĩ thuật xây dựng, thu nhập từ thiết kế kỹ thuật công nghệ và các loại hình dịch vụ khác;
– Thu nhập từ tiền trúng thưởng, giải thưởng xổ số do Nhà nước ban hành và các hình thức trúng thưởng xổ số khuyến mãi.
Theo đó, tất cả các khoản thu nhập nêu trên đều là những khoản thu nhập không thường xuyên, các khoản thu nhập không thường xuyên sẽ là căn cứ để tính thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên.
2. Cách tính thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên?
Tính thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đối với thu nhập cá nhân không thường xuyên, pháp luật hiện nay quy định cách tính thuế như sau: Thu nhập cá nhân không thường xuyên chịu thuế là số thu nhập của từng cá nhân phát sinh trong từng lần nhất định nằm trong mức giới hạn bắt buộc phải nộp thuế thu nhập cá nhân do biểu thuế thu nhập cá nhân quy định. Trong đó, cơ quan chi trả thu nhập cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện thủ tục khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, các biên lai thuế thu nhập cá nhân khi chi trả cho người có thu nhập. Cơ quan chi trả thu nhập cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ lập tờ khai nộp thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên theo mẫu do pháp luật quy định của tháng phát sinh thu nhập, trong đó cần phải nêu rõ số người, số thu nhập, số tiền thuế đã khấu trừ, số tiền thù lao được hưởng, số tiền thuế cần phải nộp cho ngân sách nhà nước.
Cần phải lưu ý về biểu thuế lũy tiến từng phần trong quá trình tính thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên. Cụ thể như sau:
– Bậc 1: Thu nhập từ 0 đến 2 triệu đồng thì mức thuế suất được xác định là 0%;
– Bậc 2: Thu nhập từ trên 2 triệu đến 4 triệu đồng thì mức thuế suất được xác định là 5%;
– Bậc 3: Thu nhập từ trên 4 triệu đến 10 triệu đồng thì mức thuế suất được xác định là 10%;
– Bậc 4: Thu nhập từ trên 10 triệu đến 20 triệu đồng thì mức thuế suất được xác định là 15%;
– Bậc 5: Thu nhập từ trên 20 triệu đến 30 triệu đồng thì mức thuế suất được xác định là 20%;
– Bậc 6: Thu nhập từ trên 30 triệu đồng thì mức thuế suất được xác định là 25%.
Đồng thời, cần phải lưu ý về biểu thuế thống nhất của thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên. Cách tính thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập sau đây sẽ được áp dụng theo một mức thuế suất thống nhất cho từng lần phát sinh thu nhập, cụ thể như sau:
– Đối với hoạt động thu nhập từ quá trình chuyển giao công nghệ trên 2.000.000 đồng/lần thì sẽ được tính theo thuế suất thống nhất là 5% dựa trên tổng thu nhập;
– Đối với thu nhập từ hoạt động trúng thưởng xổ số trên 12.500.000 đồng/lần thì sẽ được tính thuế suất thống nhất là 10% trên tổng thu nhập;
– Đối với thu nhập phát sinh từ hoạt động nhận quà biếu, quà tặng bằng hiện vật từ nước ngoài chuyển về có giá trị từ 2.000.000 đồng/lần trở lên thì sẽ được tính theo tỷ lệ thống nhất là 5% dựa trên tổng thu nhập.
3. Thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên?
(1) Chuẩn bị hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Bao gồm:
– Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
– Bảng kê đăng ký người phụ thuộc trong quá trình quyết toán thuế thu nhập cá nhân;
– Chứng từ khẩu trừ thuế;
– Giấy tờ xác nhận thu nhập cá nhân.
Sau đó, người nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp online thông qua trang thông tin điện tử của Cơ quan quản lý thuế.
(2) Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ quyết toán thuế bao gồm:
– Đối với cá nhân có các khoản thu nhập phát sinh từ tiền lương, tiền công trực tiếp kê khai thuế thì sẽ nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục thuế, nơi cá nhân đã nộp hồ sơ khai thuế trong năm;
– Đối với cá nhân có thu nhập phát sinh từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện quyết toán thuế với Cơ quan thuế thì sẽ nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau:
+ Cá nhân đã giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại tổ chức, doanh nghiệp trả thu nhập nào thì sẽ nộp thành phần hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý đối với tổ chức, doanh nghiệp trả thu nhập đó. Trong trường hợp cá nhân có thay đổi địa chỉ nơi làm việc thì cần phải nộp thành phần hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi quản lý tổ chức, doanh nghiệp trả thu nhập cuối cùng;
+ Đối với cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất kỳ doanh nghiệp trả thu nhập nào thì cá nhân đó cần phải nộp thành phần hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục thuế nơi cá nhân đó đang cư trú, đó có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
– Đối với cá nhân khôngký kết
– Đối với cá nhân trong năm có phát sinh thu nhập từ hoạt động tiền lương, tiền công tại một nơi hoặc nhiều nơi khác nhau, tuy nhiên tại thời điểm thực hiện thủ tục quyết toán thuế thì cá nhân đó không làm việc tại bất kỳ doanh nghiệp trả thu nhập nào, thì cá nhân này cần phải nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục thuế nơi cá nhân đó thường trú hoặc tạm trú.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư
– Thông tư
THAM KHẢO THÊM: