Trong quá trình ly hôn, tranh chấp về quyền nuôi con thông thường là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi, pháp luật Việt Nam cũng quy định cụ thể về điều kiện được giành quyền nuôi con cũng như vụ của cha mẹ đối với con cái. Vậy trong trường hợp vợ đã bỏ đi có được về để đòi quyền nuôi con hay không?
Mục lục bài viết
1. Vợ đã bỏ đi có được về đòi quyền nuôi con không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về việc chăm nom, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn. Cha mẹ có quyền ngang nhau trong gia đình về việc chăm sóc và nuôi dưỡng con cái. Cụ thể:
– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trong nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đối với con chưa thành niên, con đã thành niên tuy nhiên mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi lấy chính bản thân mình theo quy định của luật hôn nhân gia đình, Bộ luật dân sự năm 2015 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
– Vợ chồng hoàn toàn có quyền thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau ly hôn đối với con cái, trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án sẽ quyết định giao con cho một trong hai bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của người con, trong trường hợp con trong độ tuổi từ đủ 07 tuổi trở lên thì bắt buộc phải xem xét nguyện vọng của con;
– Con trong độ tuổi dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng bị độ tuổi còn nhỏ, phù hợp với sự phát triển của con, ngoại trừ trường hợp người mẹ không đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục và trông nom con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp hơn với lợi ích của quan.
Theo đó thì có thể nói, cha mẹ hoàn toàn có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chăm sóc, trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục đối với con chưa thành niên, con đã thành niên tuy nhiên bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi lấy chính bản thân mình. Vợ chồng sẽ có quyền tự thỏa thuận với nhau về trách nhiệm nuôi dưỡng con cái hoặc sẽ thực hiện theo quyết định của tòa án căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con. Như vậy, mặc dù người vợ có bỏ đi thì vẫn có quyền được về để đòi quyền nuôi con và thực hiện nghĩa vụ chăm sóc con cái trong trường học chứng minh được đầy đủ điều kiện để có thể chăm sóc con cái tốt hơn với chồng.
Hay nói cách khác, vợ đã bỏ đi vẫn không bị tước quyền nuôi con, hoàn toàn có quyền về để đòi quyền nuôi con, phù hợp với quy định của pháp luật, thông qua các cách thức như sau: Tự nguyện thỏa thuận với người chồng, hoặc khởi kiện đòi quyền nuôi con tại Tòa án.
2. Vợ có được giành lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn nhưng chồng mất không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 84 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn. Theo đó:
– Trong trường hợp có yêu cầu của cha, yêu cầu của mẹ, yêu cầu của các cá nhân hoặc tổ chức khác có liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án hoàn toàn có thể ra quyết định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con;
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sẽ được giải quyết khi có một trong những căn cứ cơ bản như sau: Cha mẹ có thỏa thuận với nhau về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp hơn với lợi ích của con, hoặc người trực tiếp nuôi con không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện để chăm sóc, trông nom, giáo dục và nuôi dưỡng con;
– Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con bắt buộc phải xem xét nguyện vọng của con trong trường hợp người con đó đã từ đủ 07 tuổi trở lên;
– Trong trường hợp xem xét thấy cả cha và cả mẹ đều không đáp ứng đầy đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con, thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án cần phải ra quyết định giao con cho người giám hộ nuôi theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015;
– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng người trực tiếp nuôi con không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và trông nom con cái dựa trên cơ sở lợi ích của đứa trẻ, cơ quan/tổ chức một cá nhân có liên quan sẽ có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Bao gồm: Người thân thích, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, hội liên hiệp phụ nữ, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
Theo đó thì có thể nói, người vợ hoàn toàn có thể giành lại quyền nuôi con sau khi đã ly hôn, chồng qua đời nếu người vợ đó đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
– Giữa người vợ và người chồng có thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi người chồng qua đời, vì vậy cho nên người vợ có thể yêu cầu tòa án thực hiện thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con;
– Theo bản án ly hôn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Tòa án quyết định vợ chồng có quyền nuôi con, tuy nhiên người chồng đã qua đời, xét thấy người chồng là người trực tiếp nuôi con tuy nhiên đã không còn đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, vì vậy tòa án sẽ tuyên bố thay đổi người trực tiếp nuôi con, người vợ có quyền yêu cầu Toà án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định của pháp luật.
3. Ông bà nội có được giành quyền nuôi cháu khi cha đã mất không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về hậu quả pháp lý của việc cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên. Theo đó:
– Trong trường hợp cha, mẹ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người còn lại sẽ thực hiện quyền trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và trở thành người đại diện theo pháp luật của con trong các giao dịch dân sự;
– Quá trình trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên cần phải giao cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và luật hôn nhân gia đình khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Cha mẹ đều bị cơ quan có thẩm quyền đó là Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên;
+ Một bên cha hoặc một bên mẹ không bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ điều kiện để thực hiện nghĩa vụ đối với con;
+ Một bên cha hoặc một bên mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên, đồng thời chưa xác định được bên còn lại của con chưa thành niên đó.
– Cha mẹ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì vẫn phải có nghĩa vụ thực hiện hoạt động cấp dưỡng cho con.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 52 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên. Theo đó, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên sẽ được xác định theo thứ tự như sau:
– Anh ruột là anh cả, chị ruột là chị cả sẽ được xác định là người giám hộ, nếu anh cả hoặc chị cả không đáp ứng được đầy đủ điều kiện để có thể trở thành người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo sẽ trở thành người giám hộ, ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác trở thành người giám hộ;
– Trong trường hợp không có người giám hộ là anh ruột, chị ruột thì ông bà nội, ông bà ngoại sẽ trở thành người giám hộ, hoặc những người này có thể thỏa thuận để cử ra một người giám hộ hoặc một số người giám hộ trong số họ;
– Trong trường hợp không có anh ruột, không có chị ruột, không có ông bà nội hoặc ông bà ngoại thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột sẽ trở thành người giám hộ.
Như vậy, trong trường hợp này, ông bà nội sẽ chỉ được giành quyền nuôi cháu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
– Với mẹ không đáp ứng đầy đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con.,
– Cháu không có anh ruột, chị ruột đáp ứng đầy đủ điều kiện trở thành người giám hộ đương nhiên;
– Cháu trong độ tuổi từ đủ 07 tuổi trở lên có nguyện vọng được ông bà trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc thì phải xem xét nguyện vọng của cháu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Hôn nhân gia đình năm 2014.
THAM KHẢO THÊM: