Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động thì sẽ được công ty đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm y tế đem lại rất nhiều quyền lợi cho người lao động. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, người lao động tự mua tiếp bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc có được hay không?
Mục lục bài viết
1. Tự mua tiếp bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc được không?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, sau khi nghỉ việc thì thẻ bảo hiểm y tế của người lao động được cấp tại doanh nghiệp sẽ hết giá trị sử dụng khi doanh nghiệp báo giảm lao động tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Vì vậy, để bảo đảm bản thân được hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh thì người lao động đó cần phải tiếp tục tham gia chế độ bảo hiểm y tế. Pháp luật hiện nay không nghiêm cấm việc người lao động tiếp tục mua bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc. Vì vậy, hoàn toàn có thể tự mua bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc để hưởng đầy đủ quyền lợi bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
Nếu không thuộc một trong những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm chi trả hoặc do ngân sách nhà nước đóng ngoặc hỗ trợ mức đóng, thì người lao động sau khi nghỉ việc hoàn toàn có thể được quyền tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình. Tuy nhiên, việc tham gia theo hình thức hộ gia đình cần phải bảo đảm toàn bộ những người có tên trong sổ hộ khẩu/sổ tạm trú cùng tham gia, không được phép thực hiện đơn lẻ. Hay nói cách khác, người lao động khi nghỉ việc muốn tiếp tục mua bảo hiểm y tế thì cần phải mua thông qua hình thức bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Đợi mua bảo hiểm y tế hộ gia đình là đại lý thu hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi người dân cư trú, đây là những cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận thành phần hồ sơ tham gia chế độ bảo hiểm y tế hộ gia đình và cũng là nơi cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người dân. Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình hiện nay đang được tuân thủ theo quy định tại Điều 7 của
– Người thứ nhất sẽ đóng với mức bằng 4.5% mức lương cơ sở;
– Người thứ hai, người thứ ba, người từ từ sẽ đóng lần lượt với mức 70%, 60% và 50% mức đóng của người thứ nhất;
– Từ ngày thứ năm trở đi thì sẽ được áp dụng mức đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Mức lương cơ sở sẽ được áp dụng là 1.800.000 đồng/tháng. Vì vậy, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm nay sẽ được xác định như sau:
Thành viên | Mức đóng | |
Người thứ 1 | 81.000 đồng/tháng | |
Người thứ 2 | 56.700 đồng/tháng | |
Người thứ 3 | 48.600 đồng/tháng | |
Người thứ 4 | 40.500 đồng/tháng | |
Từ người thứ 5 trở đi | 32.400 đồng/tháng |
|
Người lao động khi có nhu cầu tiếp tục mua bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc sẽ thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Kê khai đầy đủ thông tin trong tờ khai tham gia bảo hiểm y tế. Công dân cần phải điền đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân vào tờ khai tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu do pháp luật quy định, đồng thời kê khai toàn bộ danh sách thành viên trong hộ gia đình vào Danh sách hộ gia đình tham gia chế độ bảo hiểm y tế theo mẫu do pháp luật quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ tham gia chế độ bảo hiểm y tế cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú. Người dân cần phải nộp tờ khai cho cơ quan bảo hiểm xã hội với các loại giấy tờ như sau: Giấy tờ tùy thân của những người tham gia bảo hiểm y tế, bản sao của sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, bản chụp của thẻ bảo hiểm y tế của các thành viên trong hộ gia đình trong trường hợp các thành viên đó đã có thẻ bảo hiểm y tế, và các giấy tờ khác khi được cơ quan bảo hiểm yêu cầu bổ sung.
Bước 3: Đóng tiền tham gia chế độ bảo hiểm y tế. Sau khi nộp hồ sơ thì người dân cần phải đóng tiền tham gia chế độ bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật, sau đó nhận giấy hẹn trả kết quả.
Bước 4: Đến nhận thẻ bảo hiểm y tế. Căn cứ vào ngày ghi nhận trên giấy hẹn trả kết quả, người dân đến cơ quan bảo hiểm xã hội để nhận lại thẻ bảo hiểm y tế.
Trên đây là hướng dẫn về quy trình tự mua bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc, nếu còn vấn đề gì thắc mắc bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với Luật Dương Gia để được hỗ trợ và tư vấn.
2. Nghỉ việc thì thẻ bảo hiểm y tế đã cấp có còn giá trị không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 50 của Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, có quy định về việc doanh nghiệp cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện hoạt động lập hồ sơ, nộp hồ sơ, trích nộp tiền bảo hiểm xã hội, tiền bảo hiểm y tế, tiền bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp theo đúng quy trình và theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp người lao động nghỉ việc, người sử dụng lao động cần phải kịp thời lập thành phần hồ sơ báo giảm bảo hiểm xã hội, sau đó gửi hồ sơ tới Cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp chậm báo giảm, Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng đã nêu rõ: Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị bắt buộc phải đóng số tiền bảo hiểm y tế của các tháng chậm báo, và thẻ bảo hiểm y tế vẫn sẽ có giá trị sử dụng đến hết tháng đó.
Theo đó thì có thể nói, doanh nghiệp chậm báo giảm lao động sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đóng tiền bảo hiểm y tế cho những tháng báo chậm đó. Đồng thời, thẻ bảo hiểm y tế của người lao động đã nghỉ việc vẫn sẽ có giá trị đến hết tháng mà người sử dụng lao động báo giảm người tham gia bảo hiểm y tế.
Hay nói cách khác, người lao động vẫn có thể sử dụng thẻ bảo hiểm y tế đã được cấp để đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho đến hết tháng mà doanh nghiệp báo giảm lao động.
3. Chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế bao gồm những chi phí nào?
Bên cạnh mức chi trả tối đa của bảo hiểm y tế trong một đợt điều trị, vấn đề quản lý quỹ bảo hiểm y tế và chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi tại Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi nghị định 146/2018 quy định chi tiết Luật Bảo hiểm y tế), có quy định cụ thể về chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế. Theo đó, chi phí quản lý quỹ bảo hiểm y tế sẽ bao gồm một số chi phí cơ bản sau đây:
– Chi phí phục vụ cho hoạt động bộ máy nhà nước của các cơ quan bảo hiểm xã hội các cấp;
– Chi cho các nhiệm vụ về tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, đặc biệt là pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, phát triển và quản lý người tham gia chế độ bảo hiểm y tế, huấn luyện và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, cải cách và tuân thủ theo quy định của pháp luật, tổ chức thu tiền bảo hiểm y tế, thanh tra và kiểm tra trong lĩnh vực bảo hiểm y tế, một số khoản chi khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;
– Chi ứng dụng cho hoạt động công nghệ thông tin vào hoạt động đầu tư phát triển phục vụ cho lĩnh vực bảo hiểm y tế;
– Nội dung chi cụ thể trong vấn đề quản lý quỹ bảo hiểm y tế sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể của thủ tướng Chính phủ.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 595/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc ban hành Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế;
– Quyết định 948/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 và Quyết định 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
– Nghị định 146/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm y tế;
– Nghị định 75/2023/NĐ-CP sửa đổi nghị định 146/2018 quy định chi tiết Luật Bảo hiểm y tế.
THAM KHẢO THÊM: