Kê khai thuế giá trị gia tăng làm việc người thuộc diện nộp thuế giá trị gia tăng thực hiện thủ tục khai báo tất cả những nghiệp vụ chịu thuế phát sinh trong kỳ cho cơ quan thuế. Đây là nghĩa vụ và trách nhiệm cơ bản nhất của người nộp thuế. Dưới đây là mẫu công văn xin hủy tờ khai thuế giá trị gia tăng do kê khai sai có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Mẫu công văn xin hủy tờ khai thuế GTGT do kê khai sai:
Anh/chị có thể tham khảo mẫu công văn xin hủy tờ khai thuế GTGT do kê khai sai như sau:
CÔNG TY … ——— Số: … | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————————- …, ngày … tháng … năm … |
CÔNG VĂN
(V/v: Thông báo về việc hủy tờ khai thuế GTGT tháng …)
Kính gửi: Chi Cục thuế quận/huyện …
Tên doanh nghiệp: …
Trụ sở chính: …
Mã số thuế: …
Người đại diện theo pháp luật: …
Theo quy định …
Công ty … thuộc đối tượng khai thuế giá trị gia tăng theo quý nhưng do nhầm lẫn kế toán đã lỡ nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng … Vì vậy bằng công văn này, công ty … kính mong Chi cục Thuế quận … hủy tờ khai thuế giá trị gia tăng tháng … đi để công ty chúng tôi khai thuế theo quý đúng theo hướng dẫn của các văn bản trên.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng kính báo!
Nơi nhận: – Như trên: – Lưu: … | Đại diện theo pháp luật (ký và ghi rõ họ tên) |
2. Những trường hợp nào không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về những trường hợp không cần phải kê khai và tính nộp thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 của
(1) Các tổ chức và cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải, tiền thưởng, và các khoản thu tài chính hợp pháp khác.
(2) Các tổ chức và cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài tuy nhiên không có cơ sở thường trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam, bao gồm các trường hợp cụ thể sau đây:
+ Sửa chữa các phương tiện vận tải, sửa chữa các loại máy móc và trang thiết bị, trong đó bao gồm cả vật tư/các loại phụ tùng thay thế, quảng cáo/tiếp thị theo quy định của pháp luật, tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại, môi giới bán hàng hóa, cung ứng các loại dịch vụ, đào tạo;
+ Chia cước dịch vụ bưu chính, chưa cước dịch vụ viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các loại hình dịch vụ này được thực hiện trên lãnh thổ ở nước ngoài (ngoài lãnh thổ Việt Nam).
(3) Tổ chức và cá nhân không tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, không phải là người nộp thuế giá trị gia tăng bán tài sản.
(4) Tổ chức và cá nhân chuyển nhượng các loại dự án đầu tư để tiến hành thủ tục sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp/hợp tác xã được thành lập hợp pháp và hoạt động hợp pháp.
(5) Các loại sản phẩm trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi tuy nhiên chưa thông qua giai đoạn chế biến trở thành sản phẩm khác, hoặc chỉ thông qua giai đoạn sơ chế thông thường được bán cho các doanh nghiệp/hợp tác xã.
Theo đó thì có thể nói, khi thuộc một trong những trường hợp trên đây thì sẽ không cần phải thực hiện thủ tục kê khai và tính nộp thuế giá trị gia tăng.
3. Thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng, quý là khi nào?
Tại Điều 44 của Luật quản lý thuế năm 2019 có quy định cụ thể về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Theo đó, thời hạn nộp thành phần hồ sơ khai thuế đối với loại thuế kê khai theo tháng, theo quý được thực hiện như sau: Chậm nhất được xác định là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ nộp thuế đối với trường hợp khai thuế và nộp thuế theo tháng, hoặc chậm nhất được xác định là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ nộp thuế đối với trường hợp khai thuế và nộp thuế theo quý.
Tiếp tục đối chiếu với quy định tại Điều 8 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế (sửa đổi tại ghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế), có quy định cụ thể tại thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng. Theo đó, thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
– Đối với hoạt động bán hàng hóa thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc thời điểm chuyển giao quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt bên bán đã thu được tiền hay chưa thu được tiền từ người mua;
– Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ, trong đó có hoạt động cung ứng dịch vụ đại lý bán vé máy bay thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt bên cung ứng dịch vụ đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
– Đối với dịch vụ viễn thông thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về các dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế ký kết giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông, tuy nhiên chậm nhất không vượt quá 60 ngày được tính kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông;
– Đối với hoạt động cung cấp điện, đối với hoạt động cung cấp nước sạch thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là ngày ghi chỉ số điện/ghi chỉ số nước tiêu thụ trên đồng hồ (được phản ánh trên hóa đơn tính tiền);
– Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, đối với hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở để bán hoặc chuyển nhượng hoặc cho thuê thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi nhận trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được trên thực tế, cơ sở kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra phát sinh trong kỳ;
– Đối với hoạt động xây dựng và lắp đặt, thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm nghiệm thu bàn giao công trình, bàn giao các hạng mục công trình, bàn giao khối lượng xây dựng/lắp đặt, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
– Đối với các loại hàng hóa nhập khẩu thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan tại Cơ quan hải quan.
Tóm lại, thời hạn nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, theo quý được xác định như sau:
– Đối với trường hợp kê khai thuế theo tháng, chậm nhất được xác định là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ nộp thuế;
– Đối với hoạt động kê khai thuế theo quý nếu đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí kê khai thuế theo quý, chậm nhất được xác định là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ nộp thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quản lý thuế năm 2019;
– Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý thuế;
– Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế;
– Nghị định 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng;
– Nghị định 49/2022/NĐ-CP sửa đổi một số điều của Nghị định 209/2013/NĐ-CP.
THAM KHẢO THÊM: