Bộ giao thông vận tải ban hành Thông tư số 29/2017/TT-BGTVT quy định về việc đào tạo thâm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ. Theo đó, học viên muốn tham gia đào tạo phải có bản kê khai kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đường bộ. Dưới đây là mẫu bản khai kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đường bộ:
Mục lục bài viết
- 1 1. Bản khai kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đường bộ:
- 2 2. Ý nghĩa của Bản khai kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đường bộ:
- 3 3. Chương trình đào tạo thẩm tra viên và quản lý, sử dụng chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ:
- 4 4. Mẫu đơn đăng ký học thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ:
1. Bản khai kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đường bộ:
PHỤ LỤC III
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2017/TT-BGTVT ngày 01/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
MẪU BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ BẢN KHAI KINH NGHIỆM CÔNG TÁC TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG BỘ
1. Họ và tên: ……… ;
Chức vụ: ……… ;
Khi cần liên hệ: điện thoại cá nhân …….; Email ……..
2. Quá trình hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực đường bộ (khai rõ thời gian, đơn vị công tác, công việc đã thực hiện):
STT | Thời gian | Đơn vị công tác | Nội dung công việc hoạt động (thiết kế công trình đường bộ; quản lý giao thông đường bộ, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ) |
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản tự khai này.
Xác nhận của cơ quan, đơn vị công tác | ………, ngày …..tháng ……năm…. |
2. Ý nghĩa của Bản khai kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đường bộ:
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư số 29/2017/TT-BGTVT quy định hồ sơ đăng ký của học viên để được tham gia lớp đào tạo thẩm tra viên và quản lý, sử dụng chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ gồm có:
– Đơn đăng ký học (theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư số 29/2017/TT-BGTVT).
– 02 (hai) ảnh màu cỡ (4×6) cm, nền màu xanh. Lưu ý ảnh chụp theo kiểu thẻ căn cước và chụp trong thời gian không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ.
– Bằng tốt nghiệp đại học, hoặc sau đại học (bản sao có chứng thực).
– Bản khai kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đường bộ, có xác nhận của cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp học viên (theo mẫu).
Như vậy, khi học việc muốn tham gia lớp đào tạo thẩm tra viên và quản lý, sử dụng chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ thì phải chuẩn bị hồ sơ đủ theo yêu cầu, trong đó có bản khai kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đường bộ.
3. Chương trình đào tạo thẩm tra viên và quản lý, sử dụng chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ:
Căn cứ Điều 3 Thông tư số 29/2017/TT-BGTVT quy định chương trình và tài liệu giảng dạy của chương trình học phải:
– Đảm bảo nắm được các quy định của Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến an toàn giao thông, thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.
– Đảm bảo nắm được các quy định, yêu cầu của các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến an toàn giao thông đường bộ.
– Đảm bảo nắm được trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ và Chủ nhiệm thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.
– Đảm bảo đủ các kỹ năng nghiên cứu, phân tích tài liệu, tiến hành kiểm tra hiện trường.
– Đảm bảo đủ các kỹ năng lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông.
* Nội dung chương trình học cụ thể gồm 70 tiết (07 ngày), chương trình khung như sau:
Học phần I – Giới thiệu về chương trình và cơ sở kinh doanh đào tạo:
– Chuyên đề 1: Giới thiệu
1.1. Khái quát.
1.2. Giới thiệu chương trình đào tạo thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
1.2.1. Mục đích – yêu cầu.
1.2.2. Nội dung chương trình đào tạo.
1.3. Giới thiệu cơ sở kinh doanh đào tạo.
Học phần II – Khái quát về an toàn giao thông và thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông đường bộ:
– Chuyên đề 2: Sự cần thiết và mục đích của thẩm định an toàn giao thông đường bộ:
2.1. Khái quát về tai nạn giao thông đường bộ, an toàn giao thông đường bộ.
2.2. Khái niệm về thẩm định, thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.
2.3. Sự cần thiết và mục đích của thẩm định an toàn giao thông đường bộ.
2.4. Sự cần thiết đào tạo Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
– Chuyên đề 3: Văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thẩm định an toàn giao thông đường bộ:
3.1. Danh mục các văn bản.
3.2. Nội dung cơ bản của một số văn bản quan trọng.
– Chuyên đề 4: Quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật trong thẩm tra an toàn giao thông đường bộ:
4.1. Danh mục các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật.
4.2. Nội dung cơ bản một số quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật quan trọng.
– Chuyên đề 5: Yêu cầu đối với Thẩm tra viên, Chủ nhiệm thẩm tra và Nhà thầu tư vấn thực hiện thẩm tra an toàn giao thông đường bộ
Học phần III – Kỹ thuật đường bộ và các yếu tố liên quan đến an toàn giao thông:
– Chuyên đề 6: Yêu cầu về chất lượng đường và các yếu tố liên quan đến an toàn giao thông đường bộ.
– Chuyên đề 7: Yếu tố phương tiện trong bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.
– Chuyên đề 8: Người điều khiển phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ.
– Chuyên đề 9: Bảo đảm an toàn giao thông trong quy hoạch giao thông đường bộ.
– Chuyên đề 10: Ảnh hưởng của quy hoạch các yếu tố hình học tuyến đến an toàn giao thông đường bộ.
– Chuyên đề 11: Ảnh hưởng của chiều cao mặt đường và quy mô mặt cắt ngang đường đến an toàn giao thông.
– Chuyên đề 12: An toàn giao thông trong nút giao.
– Chuyên đề 13: Ảnh hưởng của tổ chức giao thông đến an toàn giao thông đường bộ.
Học phần IV – Kỹ thuật an toàn giao thông và thẩm tra an toàn giao thông đường bộ:
– Chuyên đề 15: Dữ liệu tai nạn giao thông đường bộ – phương pháp phân tích và đánh giá.
– Chuyên đề 16: Kỹ thuật an toàn giao thông đường bộ – phương pháp tiếp cận.
– Chuyên đề 17: Xác suất sự cố giao thông đường bộ do đường và môi trường gây ra.
– Chuyên đề 18: Vận dụng kỹ thuật an toàn giao thông trong thẩm tra an toàn giao thông đường bộ.
– Chuyên đề 19: Phát hiện và xử lý điểm đen tai nạn giao thông.
Học phần V – Tổ chức thẩm tra an toàn giao thông đường bộ:
– Chuyên đề 20: Xác định dự án thẩm định an toàn giao thông đường bộ.
– Chuyên đề 21: Thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình hoặc báo cáo kinh tế-kỹ thuật xây dựng công trình.
– Chuyên đề 22: Thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn thiết kế kỹ thuật (đối với công trình thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (đối với công trình thiết kế 1 bước và 2 bước) và trong quá trình xây dựng.
– Chuyên đề 23: Thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông giai đoạn trước khi nghiệm thu, bàn giao đưa công trình đường bộ vào khai thác.
– Chuyên đề 24: Thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đối với công trình đường bộ đang khai thác.
– Chuyền đề 25: Lập báo cáo thẩm tra an toàn giao thông đường bộ. Thí dụ về thẩm tra ATGT đường bộ.
– Chuyên đề 26: Đi thực tế hiện trường – Bài tập tình huống.
– Chuyên đề 27: Bảo vệ bài tập tình huống. Giải đáp thắc mắc và thảo luận.
4. Mẫu đơn đăng ký học thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ:
PHỤ LỤC II
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2017/TT-BGTVT ngày 01/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Ảnh màu | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ……….., ngày …… tháng ….. năm …… |
ĐƠN ĐĂNG KÝ HỌC
THẨM TRA VIÊN AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Kính gửi (Cơ sở kinh doanh đào tạo)
1. Họ và tên: ……..
2. Sinh ngày: ……tháng…. năm …….
3. Nơi sinh: ………
4. Quốc tịch: ……..
5. Số chứng minh nhân dân, thẻ căn cước (hoặc số hộ chiếu): ……
Ngày cấp: …….Nơi cấp: ……
6. Địa chỉ thường trú: …….
7. Trình độ chuyên môn: …….
Văn bằng, chứng chỉ đã được cấp:…….
8. Chức vụ: …….. ;
địa chỉ cơ quan, đơn vị công tác: ….. ;
khi cần liên hệ: số điện thoại cá nhân, …Email…..
9. Kinh nghiệm nghề nghiệp:
– Số công trình đường bộ đã chủ trì thiết kế: ……. công trình.
– Thời gian làm việc về thiết kế công trình đường bộ: …… năm.
– Tổng thời gian công tác, làm việc về quản lý giao thông, vận tải đường bộ, xây dựng đường bộ, bảo trì đường bộ: ……năm; trong đó:
+ Thời gian công tác, làm việc về quản lý giao thông: …….. năm;
+ Thời gian công tác, làm việc về vận tải đường bộ: …….. năm;
+ Thời gian công tác, làm việc về xây dựng đường bộ: ………. năm;
+ Thời gian công tác, làm việc về bảo trì đường bộ: ………. năm.
10. Tình trạng sức khỏe (có đủ sức khỏe để học tập, làm việc hay không):……
Tôi đề nghị được tham gia khóa học cấp chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung khai trên và cam kết chấp hành mọi quy định của khóa học./.
Người làm đơn |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Thông tư số 29/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo thẩm tra viên và quản lý chứng chỉ thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ.
THAM KHẢO THÊM: