Có lẽ, vấn đề trở thành cha mẹ là một điều vô cùng hạnh phúc, đây là niềm mong ước lớn nhất của những đấng sinh thành, là một quá trình tạo nên mầm sống với nhiều khó khăn và thử thách. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì người lao động đang mang thai có phải làm việc vào ban đêm hay không?
Mục lục bài viết
1. Đang mang thai có phải làm việc ban đêm không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 137 của
– Người lao động đang mang thai trong thời gian từ tháng thứ 07, hoặc từ tháng thứ 06 trở đi (nếu làm việc tại các vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo);
– Người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, ngoại trừ trường hợp được người lao động đó đồng ý.
Theo quy định này thì người sử dụng lao động sẽ không được phép sử dụng người lao động nữ đang mang thai trong khoảng thời gian từ tháng thứ 07 trở lên hoặc phụ nữ đang mang thai từ tháng thứ 06 (trong trường hợp làm việc ở những nơi vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng cao) làm việc vào ban đêm hoặc làm thêm giờ.
Vì vậy, đối tượng lao động nữ đang mang thai dưới 07 tháng hoặc dưới 06 tháng vẫn có thể phải đi làm ca đêm và làm thêm giờ nếu được người sử dụng lao động yêu cầu.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 107 của
– Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động của doanh nghiệp;
– Người sử dụng lao động được quyền sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Được sự đồng ý của người lao động;
+ Cần phải đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không được phép vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong khoảng thời gian một ngày, trong trường hợp áp dụng quy định thời gian làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm của người lao động sẽ không được phép vượt quá 12h trong khoảng thời gian 01 ngày, đồng thời không được phép vượt quá 40h trong khoảng thời gian 01 tháng;
+ Cần phải đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động không được phép vượt quá số lượng 200h trong khoảng thời gian một năm.
– Bên cạnh đó, người sử dụng lao động sẽ được quyền sử dụng người lao động làm thêm giờ không vượt quá 300h trong khoảng thời gian một năm trong một số ngành nghề, công việc, trường hợp sau đây:
+ Tiến hành hoạt động sản xuất, gia công các mặt hàng xuất khẩu sản phẩm dệt may, da giày, may mặc, điện, điện tử, chế biến nông sản, lâm sản, diêm nghiệp, thủy sản;
+ Tiến hành hoạt động sản xuất và cung cấp điện, lọc dầu, viễn thông, cấp thoát nước;
+ Trong trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao tuy nhiên thị trường lao động không đáp ứng kịp thời;
+ Trong trường hợp phải giải quyết công việc khẩn cấp, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên vật liệu, sản phẩm, hoặc nhằm mục đích giải quyết công việc phát sinh do các yếu tố khách quan không lường trước được, do hậu quả của thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, thiếu điện, thiếu nguyên vật liệu, sự cố kĩ thuật của các dây chuyền sản xuất;
+ Các trường hợp cụ thể khác do Chính phủ quy định.
– Khi tổ chức hoạt động làm thêm giờ cho người lao động, người sử dụng lao động bắt buộc phải thông báo bằng văn bản cho các cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 107 của Bộ luật lao động năm 2019 theo như phân tích nêu trên, người sử dụng lao động sẽ chỉ được phép sử dụng người lao động làm thêm giờ trong trường hợp được người lao động đồng ý. Theo đó, lao động nữ mang thai hoàn toàn có quyền từ chối làm thêm giờ.
Theo đó thì có thể nói, lao động nữ mang thai vẫn hoàn toàn có thể phải làm ca đêm, theo sự sắp xếp của người sử dụng lao động nếu thuộc một trong những trường hợp nêu trên, tuy nhiên không bắt buộc phải làm thêm giờ khi người lao động đó không đồng ý.-
2. Phụ nữ mang thai được giảm giờ làm khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 137 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề bảo vệ thai sản. Cụ thể như sau:
– Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc người lao động đi công tác xa trong những trường hợp sau đây:
+ Người lao động đang mang thai trong thời gian từ tháng thứ 07, hoặc từ tháng thứ 06 trở đi (nếu làm việc tại các vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo);
+ Người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, ngoại trừ trường hợp được người lao động đó đồng ý.
– Lao động nữ làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc làm các công việc có ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sinh sản và nuôi con khi đang mang thai, có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng hơn, an toàn hơn, hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày theo quy định của pháp luật tuy nhiên không bị cắt giảm tiền lương và quyền lợi cho đến khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
– Người sử dụng lao động không được quyền áp dụng biện pháp kỷ luật sa thải/đơn phương chấm dứt
– Lao động nữ đang trong thời gian hành kinh thì mỗi ngày người lao động đó sẽ được nghỉ 30 phút, trong khoảng thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người lao động đó mỗi ngày sẽ được nghỉ 60 phút trong giờ làm việc. Thời gian nghỉ vẫn sẽ được hưởng đầy đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo đó thì có thể nói, người lao động nữ mang thai sẽ được giảm giờ làm khi làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc làm các công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của người phụ nữ khi họ đang mang thai.
Người lao động nữ khi đang mang thai cần phải thông báo về vấn đề giảm giờ làm cho người sử dụng lao động. Khi có thông báo cho người sử dụng lao động biết, sẽ được người sử dụng lao động chuyển sang công việc khác nhẹ nhàng và an toàn hơn, hoặc giảm bớt 1h làm việc hằng ngày nhưng vẫn không bị cắt giảm tiền lương, được hưởng đầy đủ quyền lợi cho đến khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
3. Thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ gồm những gì?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thành phần hồ sơ giải quyết chế độ thai sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 101 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản được xác định như sau:
– Thành phần hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với người lao động nữ sinh con sẽ bao gồm các loại tài liệu sau đây:
+ Bản sao của giấy khai sinh hoặc bản sao của giấy chứng sinh;
+ Giấy chứng tử của con trong trường hợp người con đã chết, giấy chứng tử của người mẹ trong trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con;
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng của người mẹ sau khi sinh con tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để có thể chăm sóc con;
+ Hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh tuy nhiên chưa được cấp giấy chứng sinh;
+ Giấy xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền về việc người lao động nữ bắt buộc phải nghỉ việc để hưởng chế độ dưỡng thai căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019.
– Trong trường hợp người lao động nữ đi khám, sảy thai, thực hiện thủ tục nạo thai, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai theo quy định tại Điều 37 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 bắt buộc phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú;
– Trong trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng, thì bắt buộc phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi;
– Trong trường hợp người lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con thì bắt buộc phải có giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của đứa trẻ, giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con cần phải thực hiện thủ tục phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi;
– Danh sách người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động tạo lập.
Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ thai sản gửi tới Cơ quan bảo hiểm xã hội cần phải bao gồm các thành phần cơ bản nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Bộ luật Lao động năm 2019.
THAM KHẢO THÊM: