Mẫu báo cáo xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng là một trong những văn bản quan trọng, và hiện nay đang được thực hiện theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 04/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng quy định cụ thể về việc hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
Mục lục bài viết
1. Mẫu báo cáo xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng:
Trước hết, vật liệu xây dựng là các loại vật liệu được sử dụng phục vụ cho hoạt động xây dựng. Vật liệu xây dựng có trong tự nhiên và có vật liệu xây dựng trải qua giai đoạn sản xuất nhân tạo. Vật liệu xây dựng có sẵn trong tự nhiên có thể kể đến như đất, đá, cát, cây, gỗ … và có thể được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như xây nhà, xây dựng các công trình thuỷ lợi, xây dựng hệ thống đê điều, xây dựng các công trình giao thông đường bộ …
Ngoài vật liệu xây dựng có trong tự nhiên thì cũng có nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng nhân tạo được sử dụng trên thực tế. Sản xuất vật liệu xây dựng nhân tạo đã và đang trở thành một ngành công nghiệp không thể thiếu ở nhiều nước, vật liệu xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và cải tạo đời sống chung của xã hội, trong đó có Việt Nam. Vật liệu xây dựng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới. Lĩnh vực vật liệu xây dựng trở nên khá phổ biến và rộng rãi, nó được tách ra thành nhiều ngành nghề chuyên môn cụ thể, ví dụ như nghề mộc, cách nhiệt chống nóng, hệ thống ống nước, cách âm, lợp mái … tổng hợp tất cả các thành phần lại sẽ trở thành một cấu trúc hoàn chỉnh.
Các văn bản trong lĩnh vực vật liệu xây dựng đã và đang trở thành đề tài được nhiều người quan tâm. Có thể tham khảo mẫu báo cáo xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng như sau:
BÁO CÁO VỀ XUẤT KHẨU KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG CỦA TỈNH, THÀNH PHỐ … NĂM…
1. Bảng thống kê từng loại khoáng sản xuất khẩu:
Thứ tự | Doanh nghiệp xuất khẩu | Khối lượng (tấn, mét khối, mét vuông) | Giá trị (đồng) | Nguồn gốc khoáng sản (giấy phép khai thác) | Cửa khẩu hải quan xuất khẩu | Nước nhập khẩu | Ghi chú |
I | Loại khoáng sản. Ví dụ: Cát trắng silic |
|
|
|
|
|
|
1. | Công ty A |
|
|
|
|
|
|
2. | Công ty B |
|
|
|
|
|
|
3. | … |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng: |
|
|
|
|
|
| |
II | Loại khoáng sản. Ví dụ: Đá ốp lát |
|
|
|
|
|
|
1. | Công ty A |
|
|
|
|
|
|
2. | Công ty B |
|
|
|
|
|
|
3. | … |
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
2. Tình hình chấp hành các quy định về xuất khẩu khoáng sản: …
3. Kiến nghị: …
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố …
(ký tên, đóng dấu)
2. Khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường là gì?
Trước hết, cần phải hiểu rõ khái niệm về khoáng sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật khoáng sản năm 2018 có đưa ra khái niệm về khoáng sản. Theo đó, khoáng sản là các khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ từ tự nhiên, có thể được tích tụ ở thể rắn, tích tụ ở thể lỏng, tích tụ ở thể khí tồn tại trong lòng đất, tồn tại trên mặt đất, trong đó bao gồm cả khoáng vật và khoáng chất ở bãi thải của hầm mỏ. Hoạt động khoáng sản bao gồm các hoạt động cơ bản sau:
– Hoạt động khai thác khoáng sản;
– Hoạt động thăm dò khoáng sản.
Đồng thời, có lẽ quy định về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cũng đã được pháp luật quy định cụ thể và được nhiều người quan tâm. Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 64 của Văn bản hợp nhất Luật khoáng sản năm 2018 có quy định về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Theo đó, khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường sẽ bao gồm các loại sau đây:
– Cát các loại, ngoại trừ các trắng silic, có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn tỷ lệ 85%, không có các khoản vật hoặc có các loại khoáng vật như cansiterit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm tuy nhiên các loại khoáng vật này không đạt đủ chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài nguyên và Môi trường;
– Đất sét được sử dụng để làm gạch, đất sét được sử dụng để làm ngói theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét (ngoại trừ sét bentonit và sét kaolin) không đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa, xi-măng theo tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam;
– Đá cát kết, các loại đá quarzit có hàm lượng chất SiO2 nhỏ hơn tỷ lệ 85%, không chứa khoảng vật kim loại hoặc có chứa các loại khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, có chứa nguyên tố xạ, có chứa nguyên tố hiếm tuy nhiên không đáp ứng đầy đủ chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài nguyên và môi trường, hoặc không đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn làm đá ốp lát, điều kiện tiêu chuẩn làm đá mỹ nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
– Các loại đá trầm tích (trong đó không bao gồm đá diatomit, bentonit, các loại đá chứa chất keramzit), đá magma (trong đó ngoại trừ đá syenit nephelin, đá bazan dạng bọt), các loại đá biến chất (ngoại trừ phiến đá mica giàu chất vermiculit) không chứa các loại khoáng vật kim loại hoặc có chứa các loại khoáng vật kim loại, có chứa các loại kim loại tự sinh, các loại đá quý, các loại đá bán quý, có chứa các nguyên tố xạ, có chứa các nguyên tố hiếm tuy nhiên không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tài nguyên và Môi trường, không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn trở thành đá ốp lát/đá mỹ nghệ hoặc các loại nguyên liệu kĩ thuật felspat sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
– Phiến đá các loại, ngoại trừ đá phiến họp, đá phiến cháy, các loại đá phiến có chứa khoảng vật disten, serixit, silimanit với hàm lượng lớn hơn 30%;
– Cuội, sạn, sỏi không chứa vàng, không chứa chất platin, không chứa các loại đá quý hoặc đá bán quý, đá ông không chứa kim loại tự sinh hoạt không chứa các loại khoáng vật kim loại khác;
– Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trong đó không bao gồm nhũ đá hoa/đá vôi trắng/đá hoa trắng) không đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn để trở thành nguyên liệu sản xuất xi măng theo quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, hoặc không đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát/đá mỹ nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
– Các loại đá dolomit có hàm lượng chất MgO nhỏ hơn tỷ lệ 15%, các loại đá dolomit không đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh xây dựng, không đáp ứng đầy đủ điều kiện tiêu chuẩn để làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát/đá mỹ nghệ theo quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
3. Trường hợp nào khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không cần xin phép?
Căn cứ theo quy định tại Điều 64 của Văn bản hợp nhất luật khoáng sản năm 2018 có quy định về vấn đề khai thác khoáng sản làm nguyên vật liệu xây dựng thông thường. Theo đó, tổ chức và cá nhân khai thác khoáng sản làm nguyên liệu xây dựng thông thường sẽ không cần phải thực hiện thủ tục đề nghị xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản khi thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Khai thác khoáng sản trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước phê duyệt hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép đầu tưmà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho hoạt động xây dựng công trình đó. Đồng thời, trước khi tiến hành thủ tục khai thác khoáng sản trong trường hợp này, tổ chức và cá nhân bắt buộc phải thực hiện thủ tục đăng ký khu vực, công suất, đăng ký khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
– Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình với mục đích để xây dựng các công trình của hộ gia đình/cá nhân trong chính diện tích đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 20/VBHN-VPQH 2018 Luật Khoáng sản;
– Thông tư 01/2023/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc quy định chế độ báo cáo định kỳ thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Xây dựng;
– Thông tư 04/2021/TT-BXD của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn xuất khẩu khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
THAM KHẢO THÊM: