Mục lục bài viết
1. Các trường hợp rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài:
1.1. Rút vốn khỏi công ty cổ phần:
Nhà đầu tư nước ngoài là cổ đông trong công ty cổ phần thì không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty bằng bất kỳ hình thức nào, trừ trường hợp được công ty mua lại hoặc được người khác mua lại cổ phần số cổ phần đó.
Trong trường hợp công ty cổ phần có cổ đông công ty rút một phần hoặc toàn bộ phần vốn mà họ đã góp vào công ty trái với quy định tại điều này thì những cổ đông này và những người có lợi ích liên quan trong công ty sẽ phải chịu trách nhiệm chung và liên đới về các nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ của công ty, giới hạn trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại phát sinh do việc rút cổ phần này.
1.2. Rút vốn khỏi công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
Nhà đầu tư nước ngoài là thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được rút vốn đã góp ra công ty dưới mọi hình thức, trừ một số trường hợp sau:
– Yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp: Nếu nhà đầu tư nước ngoài là thành viên trong công ty không đồng ý với một quyết định của Hội đồng thành viên về các vấn đề như sửa đổi hoặc bổ sung nội dung trong Điều lệ liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên hoặc của Hội đồng thành viên, về việc tổ chức lại công ty hoặc trong các trường hợp khác được quy định tại Điều lệ của công ty thì thành viên đó được quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của của mình.
– Chuyển nhượng phần vốn góp: Trong trường hợp này, các thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Tuy nhiên, quá trình chuyển nhượng này phải tuân thủ một số quy định và quy trình nhất định. Trước hết, thành viên muốn chuyển nhượng phần vốn của mình phải tiến hành chào bán cho các thành viên khác theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán. Chỉ khi các thành viên còn lại không mua hoặc không mua hết phần vốn góp trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày chào bán, thì thành viên đó mới được phép chuyển nhượng cho người không phải là thành viên công ty với cùng các điều kiện chào bán.
– Tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp hoặc sử dụng phần vốn góp để trả nợ.
– Được công ty hoàn trả vốn góp: Nếu công ty TNHH hai thành viên đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 2 năm, tính từ ngày công ty nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đảm bảo được đã thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi hoàn tất việc hoàn trả cho các thành viên thì công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng cách hoàn trả một phần vốn góp cho các thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty. Đây cũng được xem là một phương thức cho phép các thành viên rút vốn ra khỏi công ty TNHH hai thành viên trở lên.
1.3. Rút vốn khỏi công ty TNHH 1 thành viên:
Nếu chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên là nhà đầu tư nước ngoài thì chỉ được quyền rút vốn bằng cách thực hiện việc chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác.
Nếu trong trường hợp nhà đầu tư nước ngoài rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác mà không phải thông qua chuyển nhượng vốn thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tổ chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
2. Thủ tục rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài:
2.1. Hồ sơ rút vốn:
Tùy vào từng loại hình công ty mà hồ sơ chuyển nhượng vốn từ nhà đầu tư nước ngoài sang nhà đầu tư Việt Nam cũng khác nhau. Cụ thể:
– Hồ sơ rút vốn khỏi công ty TNHH của nhà đầu tư nước ngoài gồm có những giấy tờ và tài liệu sau:
+ Thông báo thay đổi thành viên công ty đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Thông báo thay đổi chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên;
+ Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân đối với trường hợp cá nhân nhận chuyển nhượng, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp lý đối với trường hợp tổ chức nhận chuyển nhượng;
+ Danh sách các thành viên (nếu thuộc loại hình TNHH hai thành viên trở lên);
+ Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp;
+ Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng.
– Hồ sơ rút vốn khỏi công ty cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài gồm có:
+ Thông báo thay đổi thông tin cổ đông;
+ Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân đối với trường hợp cá nhân nhận chuyển nhượng, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ khác chứng minh tư cách pháp lý đối với trường hợp tổ chức nhận chuyển nhượng;
+
+ Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
+ Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, trong đó thông tin vốn thể hiện bằng 0.
2.2. Thủ tục nộp hồ sơ:
Nhà đầu tư thực hiện việc nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư:
– Sau khi chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, tài liệu, giấy tờ cần thiết nêu trên, nhà đầu tư tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
– Hồ sơ có thể được nộp thông qua hai phương thức: nộp trực tiếp tại Sở Kế Hoạch và Đầu tư hoặc nộp online trên hệ thống Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận, xử lý hồ sơ và phản hồi đến doanh nghiệp.
3. Thủ tục cần làm sau khi nhà đầu tư hoàn thành thủ tục rút vốn:
3.1. Chấm dứt dự án đầu tư:
Đối với doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, khi nhà đầu tư nước ngoài, khi thực hiện chuyển toàn bộ số cổ phần hoặc số vốn góp cho cá nhân, tổ chức Việt Nam theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 48 Luật Đầu tư 2020 thì công ty phải tiến hành các thủ tục chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư.
– Hồ sơ thực hiện việc chấm dứt dự án đầu tư như sau:
+ Thông báo đề nghị việc chấm dứt dự án đầu tư;
+ Quyết định về việc chấm dứt thực hiện dự án đầu tư;
+ Bản gốc Giấy phép đăng ký đầu tư.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc tính từ ngày ra quyết định chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài gửi quyết định chấm dứt dự án đến cơ quan cấp giấy phép đầu tư.
3.2. Kê khai thuế thu nhập cá nhân và đóng thuế thu nhập cá nhân (nếu có):
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân chuyển nhượng phần vốn góp hoặc cổ phần cho người khác phải nộp tờ khai kê khai thuế thu nhập cá nhân lên cơ quan thuế có thẩm quyền trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn tất thủ tục chuyển nhượng vốn/cổ phần.
Đối với công ty cổ phần, cá nhân chuyển nhượng vừa phải nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân, vừa phải nộp thuế thu nhập cá nhân là 0,1% trên giá trị chuyển nhượng.
Đối với công ty TNHH, trong vòng 10 ngày, kể từ ngày hoàn tất chuyển nhượng (trong trường hợp việc chuyển nhượng thực hiện ngang giá), cá nhân chuyển nhượng vốn góp chỉ cần nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đầu tư năm 2020;
THAM KHẢO THÊM: