Nông sản được hiểu là các sản phẩm của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, làm muối, ví dụ như tôm, cá, cá biển, ruốc, hàu, trai, tép ... Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản, thủy sản và chăn nuôi được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thuế suất GTGT với hàng nông sản, thủy sản và chăn nuôi:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư
– Nước sạch phục vụ cho hoạt động sản xuất, nước sạch phục vụ cho hoạt động sinh hoạt, trong đó không bao gồm các loại nước uống đóng chai, các loại nước uống đóng bình hoặc các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10%;
– Các loại phân bón, quảng đại phục vụ cho hoạt động sản xuất phân bón, các loại thuốc trừ sâu bệnh, các loại thuốc kích thích tăng trưởng vật nuôi, kích thích tăng trưởng cây trồng. Cụ thể bao gồm:
+ Phân bón là các loại phân hữu cơ, phân bố cơ ví dụ như phân lân, phân đạm, urê, phân NPK, các loại phân đạm hỗn hợp, các loại phân phốt phát, các loại phân bồ tạt, các loại phân vi sinh, phân bón khác;
+ Quản được sử dụng để sản xuất phân bón là các loại quang được sử dụng để làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất phân bón như quặng apatit dùng để sản xuất phân lân, dùng để sản xuất phân bùn, phân vi sinh;
+ Thuốc trừ sâu bệnh, trong đó bao gồm các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc Danh mục thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ nông nghiệp phát triển và nông thôn ban hành, và các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh khác;
+ Các loại chất kích thích tăng trưởng vật nuôi, chất kích thích tăng trưởng cây trồng. Dịch vụ đào lấp, nạo vét kênh, mương, ao, hồ phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, bảo quản và sơ chế các sản phẩm nông nghiệp. Dịch vụ sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp trong đó bao gồm hoạt động phơi, bóc vỏ, tách hạt, sấy khô, xay xát, cắt, bảo quản lạnh, ướp muối và các hình thức bảo quản thông thường khác theo hướng dẫn cụ thể tại Điều 4 của Thông tư
– Các sản phẩm trồng trọt, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm thủy sản, hàng hải sản chưa qua chế biến, hoặc chỉ thông qua sơ chế thông thường, bảo quản thông thường ở khâu kinh doanh thương mại.
Theo đó thì có thể nói, mặt hàng nông sản/thủy sản và chăn nuôi chưa thông qua chế biến hoặc chỉ qua sơ chế/bảo quản thông thường ở khâu kinh doanh thương mại sẽ có mức thuế suất thuế giá trị gia tăng là 5%.
2. Hàng nông sản, thủy sản và chăn nuôi xuất khẩu ra nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng 0% cần đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0 %. Theo đó, thuế suất 0 % được áp dụng đối với các mặt hàng sau đây:
– Thuế suất 0 % áp dụng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, hoạt động lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong các khu vực phi thuế quan, vận tải quốc tế, hoạt động vận tải hàng hóa và dịch vụ thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng trong quá trình xuất khẩu. Trong đó, các loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa/dịch vụ được bán, cung ứng cho các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài, tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ của Việt Nam, mua bán hoặc cung cấp cho các tổ chức/cá nhân trong khu vực phi thuế quan, hàng hóa và dịch vụ cung cấp cho khách hàng ở nước ngoài theo quy định của pháp luật. Trong đó, hàng hóa xuất khẩu bao gồm:
+ Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài, trong đó bao gồm cả hoạt động ủy thác xuất khẩu;
+ Hàng hóa bán vào các khu vực phi thuế quan theo quy định của thủ tướng Chính phủ phải hàng bán cho các cửa hàng miễn thuế giá trị gia tăng;
+ Hàng hóa bán mà điểm giao nhận hàng hóa ở ngoài lãnh thổ Việt Nam;
+ Phụ tùng, các loại vật tư, vật liệu thay thế để sửa chữa bảo dưỡng phương tiện phải sửa chữa bảo dưỡng máy móc trang thiết bị cho bên nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài lãnh thổ Việt Nam;
+ Hàng hóa gia công chuyển tiếp theo quy định của pháp luật về thương mại trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, trong hoạt động đại lý mua bán hàng hóa và gia công hàng hóa với nước ngoài, hàng hóa xuất khẩu tại chỗ theo quy định của pháp luật, các loại hàng hóa xuất khẩu để buôn bán tại hội chợ/triển lãm ở nước ngoài.
– Điều kiện để áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% như sau:
+ Có hợp đồng mua bán, gia công hàng hóa xuất khẩu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
+ Có các loại giấy tờ, chứng từ tài liệu thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu thông qua ngân hàng, các loại giấy tờ chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
+ Có tờ khai hải quan căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Theo đó thì có thể nói, mặt hàng nông sản, thủy sản, chăn nuôi xuất khẩu ra nước ngoài được xem là đối tượng áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0 % khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Có hợp đồng bán nông sản xuất khẩu, hợp đồng ủy thác xuất khẩu;
– Có các loại giấy tờ, chứng từ tài liệu thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu thông qua ngân hàng, và các loại giấy tờ chứng từ khác theo quy định của pháp luật;
– Có tờ khai hải quan đối với hàng nông sản, thủy sản, chăn nuôi xuất khẩu đã thực hiện xong thủ tục hải quan.
3. Những đối tượng nông sản nào không chịu thuế giá trị gia tăng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng. Theo đó, đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sẽ bao gồm các đối tượng sau:
– Sản phẩm trồng trọt, trong đó bao gồm cả sản phẩm rừng trồng, các loại sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm thủy sản, sản phẩm hải sản nuôi trồng, sản phẩm đánh bắt tuy nhiên chưa thông qua giai đoạn chế biến trở thành các loại sản phẩm khác, hoặc chỉ thông qua sơ chế thông thường của các tổ chức và cá nhân tự sản xuất/tự đánh bắt và ở khâu nhập khẩu;
– Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, sấy khô, phơi, xay, xay bóc vỏ, bóc vỏ, xay bỏ vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh, ướp lạnh, đông lạnh, bảo quản bằng khí, bảo quản thông qua phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm các loại sản phẩm trong dung dịch lưu huỳnh, ngâm sản phẩm trong dung dịch bảo quản khác, hoặc các hình thức bảo quản thông thường khác.
Theo đó thì có thể nói, mặt hàng nông sản là đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng khi mặt hàng nông sản đó chưa chế biến trở thành các sản phẩm khác hoặc mới chỉ thông qua giai đoạn sơ chế thông thường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Thông tư 82/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc bãi bỏ nội dung ví dụ 37 quy định tại điểm a.4 khoản 10 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
THAM KHẢO THÊM: