Với người ít sử dụng dịch vụ hàng không, đặc biệt là những khách hàng mới mua vé máy bay lần đầu thì chắc hẳn sẽ có nhiều thắc mắc liên quan đến vé máy bay và đại lý bán vé máy bay. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì chính sách thuế giá trị gia tăng với đại lý bán vé máy bay được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chính sách thuế GTGT với đại lý bán vé máy bay:
Trước hết, đại lý bán vé máy bay là khái niệm để chỉ các đơn vị thực hiện giao dịch và bán vé máy bay khi khách hàng có nhu cầu mua vé máy bay tuy nhiên không cần phải đến tận hãng để mua. Vì vậy có thể hiểu, đại lý bán vé máy bay là các đơn vị nhận được sự hủy quyền bán vé trực tiếp từ hãng máy bay và được cấp quyền bán vé máy bay từ website của hãng máy bay đó với mức giá cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay pháp luật đã quy định chính sách thuế giá trị gia tăng đối với đại lý bán vé máy bay. Đối với đại lý bán vé máy bay của các hãng hàng không bán đúng giá để hưởng hoa hồng chênh lệch, sẽ được hưởng chính sách thuế giá trị gia tăng ưu đãi. Căn cứ theo quy định tại Công văn 58608/CT-TTHT của Cục Thuế Thành phố Hà Nội về chính sách thuế đối với đại lý bán vé máy bay, có nội dung cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 5 của Thông tư
Doanh thu hàng hóa, dịch vụ nhận bán đại lý hoặc doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá theo quy định của bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ bưu chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ bán vé xổ số, dịch vụ bán vé máy bay, vé ô tô, vé tàu hỏa, vé tàu thuỷ, dịch vụ vận tải quốc tế, đại lý của các dịch vụ trong ngành hàng không, đại lý của các dịch vụ trong ngành hàng hải mà được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%, đại lý bảo hiểm …
Căn cứ theo quy định nêu trên, trong trường hợp công ty cổ phần du lịch dịch vụ Hà Nội được xác định là đại lý bán vé máy bay của các hãng hàng không bán đúng giá để hưởng hoa hồng chênh lệch dựa trên doanh số vé bán ra trên thị trường thì công ty cổ phần du lịch dịch vụ Hà Nội sẽ không cần phải kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu vé máy bay nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của hãng hàng không đó.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp doanh nghiệp được xác định là đại lý bán vé máy bay của các hãng hàng không bán đúng giá để hưởng hoa hồng dựa trên doanh số vé bán ra, thì doanh nghiệp đó sẽ không cần phải thực hiện thủ tục kê khai thuế giá trị gia tăng đối với doanh thu vé máy bay nhận đại lý và doanh thu hoa hồng được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá theo quy định của các hãng hàng không.
2. Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với đại lý bán vé máy bay là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư
– Đối với hoạt động bán hàng hóa thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc thời điểm chuyển giao quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt bên bán đã thu được tiền hay chưa thu được tiền từ người mua;
– Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ, trong đó có hoạt động cung ứng dịch vụ đại lý bán vé máy bay thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt bên cung ứng dịch vụ đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
– Đối với dịch vụ viễn thông thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về các dịch vụ kết nối viễn thông theo hợp đồng kinh tế ký kết giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông, tuy nhiên chậm nhất không vượt quá 60 ngày được tính kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối viễn thông;
– Đối với hoạt động cung cấp điện, đối với hoạt động cung cấp nước sạch thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là ngày ghi chỉ số điện/ghi chỉ số nước tiêu thụ trên đồng hồ (phản ánh trên hóa đơn tính tiền);
– Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, đối với hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở để bán hoặc chuyển nhượng hoặc cho thuê thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi nhận trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được trên thực tế, cơ sở kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra phát sinh trong kỳ;
– Đối với hoạt động xây dựng và lắp đặt, trong đó bao gồm cả hoạt động đóng tàu, thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm nghiệm thu bàn giao công trình, bàn giao các hạng mục công trình, bàn giao khối lượng xây dựng, lắp đặt, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền;
– Đối với các loại hàng hóa nhập khẩu thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan tại cơ quan hải quan.
Theo đó thì có thể nói, đối với loại hình cung ứng dịch vụ như đại lý bán vé máy bay thì thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng là khi hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt bên đại lý bán vé máy bay đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
3. Đại lý bán vé máy bay quốc tế bán vé hưởng phần chênh lệch thì chịu thuế GTGT thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 5 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và
– Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp. Tài sản góp vốn vào doanh nghiệp bắt buộc phải có biên bản góp vốn sản xuất kinh doanh, hợp đồng liên doanh, hợp đồng liên kết, biên bản định giá tài sản của hội đồng giao nhận góp vốn, kèm theo thành phần hồ sơ về nguồn gốc tài sản góp vốn;
– Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp, điều chuyển tài sản trong quá trình chia tách/hợp nhất/sáp nhập/chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong cơ sở kinh doanh, tài sản điều chuyển trong quá trình chia tách/hợp nhất/sáp nhập/chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển bắt buộc phải có lệnh điều chuyển tài sản kèm theo thành phần hồ sơ nguồn gốc tài sản và không cần phải thực hiện thủ tục suất hóa đơn. Trong trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc lập hoặc tài sản điều chuyển giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ trong cùng một cơ sở kinh doanh thì cơ sở kinh doanh có tài sản điều chuyển đó bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ suất hóa đơn giá trị gia tăng và cần phải thực hiện thủ tục kê khai thuế giá trị gia tăng/nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật;
– Thu đòi người thứ ba của hoạt động bảo hiểm;
– Các khoản thu hộ không liên quan đến hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ của cơ sở mình.
Như vậy, theo điều luật phân tích nêu trên, trong trường hợp bán vé máy bay của đại lý, bán đúng giá theo giá quy định của bên giao đại lý và được hưởng hoa hồng thì sẽ không cần phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế giá trị gia tăng và nộp thuế giá trị gia tăng. Trong trường hợp bán tranh lịch giá thì phần chênh lệch giá sẽ phải chịu thuế giá trị gia tăng với mức thuế suất áp dụng theo quy định tại Điều 14 của Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng;
– Thông tư 43/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư
– Công văn 58608/CT-TTHT của Cục Thuế Thành phố Hà Nội về chính sách thuế đối với đại lý bán vé máy bay.
THAM KHẢO THÊM: