Nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình di chuyển, pháp luật hiện nay đã quy định rất rõ về điều kiện và quy tắc trong quá trình chuyển làn đường của phương tiện và tài xế lái xe. Tuy nhiên không phải tài xế nào cũng nắm bắt được đầy đủ các quy định này. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, lỗi chuyển làn đường không đúng quy định sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Lỗi chuyển làn đường không đúng quy định phạt thế nào?
Trên thực tế, khi tham gia giao thông đường bộ khi tài xế cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định của pháp luật để bảo đảm an toàn cho chính mình và bảo đảm an toàn cho các phương tiện xung quanh. Việc tuân thủ các quy định của pháp luật về chuyển làn đường sẽ giúp giảm thiểu tình trạng va chạm giao thông xảy ra trong quá trình tham gia giao thông đường bộ. Nếu vi phạm thì người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt với mức cao nhất là 12.000.000 đồng.
Trước hết, pháp luật có đưa ra quy tắc chuyển làn đường an toàn dành cho xe ô tô. Theo đó, trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông chuyển làn mà không có tín hiệu báo trước thì có thể gây mất an ninh trật tự an toàn giao thông, hành vi đó có khả năng ảnh hưởng xấu tới các phương tiện xung quanh. Vì vậy, khi thực hiện hành vi chuyển làn đường, tài xế lái xe cần phải được thực hiện ở những nơi cho phép và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, quá trình chuyển làn cần phải phát tín hiệu báo trước và đảm bảo an toàn cho các phương tiện xung quanh theo các quy tắc như sau:
– Chuyển làn đường ở các khu vực cho phép. Theo quy định của pháp luật, trên đường có nhiều làn đường dành cho phương tiện đi cùng chiều và được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn thì người điều khiển phương tiện cần phải cho xe đi trong một làn đường nhất định và chỉ được phép chuyển làn đường ở những nơi cho phép;
– Trong quá trình chuyển làn đường cần phải có tín hiệu báo trước khi chuyển làn. Tài xế lái xe khi điều khiển phương tiện giao thông chuyển làn đường nhưng không phát tín hiệu báo trước cho các phương tiện xung quanh rất dễ xảy ra tình huống va chạm gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe và tài sản. Vì vậy, để tránh mắc phải lỗi chuyển làn đường và đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện bắt buộc phải có tín hiệu báo trước khi chuyển làn.
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các mức xử phạt đối với lỗi chuyển làn đường. Đối với trường hợp phương tiện giao thông chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước thì sẽ bị xử phạt căn cứ theo quy định tại
– Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện hành vi chuyển làn đường tuy nhiên không có tín hiệu báo trước vật chuyển làn đường không đúng nơi cho phép căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 của
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện giao thông không tuân thủ đầy đủ quy định khi ra/vào đường cao tốc, có hành vi điều khiển phương tiện xe ô tô chạy ở phần lề đường của đường cao tốc hoặc chạy ở làn dừng xe khẩn cấp, chuyển làn đường không đúng khu vực cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước trong quá trình chạy trên đường cao tốc căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 5 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện giao thông trong trường hợp này còn có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng;
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người điều khiển phương tiện giao thông thực hiện hành vi chuyển làn đường không đúng quy định gây tai nạn giao thông căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Bên cạnh đó, còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 11 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
2. Lái xe trên đường cao tốc chuyển làn đường như thế nào cho đúng quy định?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề sử dụng làn đường. Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về vấn đề sử dụng làn đường. Cụ thể như sau:
– Trên đường có nhiều làn đường cho phương tiện đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, thì người điều khiển phương tiện bắt buộc phải cho xe đi trong một làn đường nhất định, người điều khiển phương tiện chỉ được thực hiện hoạt động chuyển làn đường tại những nơi cho phép, trong quá trình điều khiển phương tiện chuyển làn đường bắt buộc phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện xung quanh;
– Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, phương tiện xe thô sơ bắt buộc phải đi trên phân làn đường bên phải trong cùng, phương tiện xe cơ giới, phương tiện xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái;
– Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn bắt buộc phải đi về phía bên phải.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về làn đường, theo đó làn đường là khái niệm để chỉ một phần đường xe chạy được phân chia theo chiều dọc của đường, làn đường có bề rộng đủ để cho phương tiện lưu thông an toàn.
Theo đó thì có thể nói, người lái xe sẽ chỉ được phép thực hiện hoạt động chuyển làn đường ở những nơi cho phép, đồng thời trong quá trình chuyển làn đường bắt buộc phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông khác.
3. Quy định cần phải tuân thủ của xe ô tô khi tham gia giao thông trên đường cao tốc?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về giao thông trên đường cao tốc. Theo đó:
– Người lái xe, người điều khiển phương tiện xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông theo quy định của pháp luật về an toàn giao thông đường bộ thì còn phải thực hiện đầy đủ các quy định sau đây:
+ Khi vào đường cao tốc, các phương tiện bắt buộc phải có tín hiệu xin vào đường cao tốc, đồng thời phải nhường đường cho phương tiện đang chạy trên đường cao tốc đó, khi nhận thấy an toàn thì mới cho phương tiện nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài của đường cao tốc, nếu có làn đường tăng tốc thì bắt buộc phải cho phương tiện chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường chính của đường cao tốc;
+ Khi ra khỏi đường cao tốc bắt buộc phải thực hiện hoạt động chuyển dần sang làn đường phía bên phải của đường cao tốc đó, trong trường hợp có làn đường giảm tốc thì bắt buộc phải cho phương tiện chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
+ Không được phép cho phương tiện chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc chạy ở phần lề đường;
+ Không được cho phương tiện chạy quá tốc độ tối đa trên đường cao tốc và dưới tốc độ tối thiểu ghi nhận trên các biển báo và sơn kẻ trên mặt đường.
– Người điều khiển phương tiện, người lái xe máy chuyên dùng bắt buộc phải cho phương tiện chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu;
– Chỉ được phép dừng xe, đỗ xe đúng nơi quy định, trong trường hợp bắt buộc phải dừng xe hoặc đỗ xe không đúng nơi quy định thì người điều khiển phương tiện cần phải đưa phương tiện đó ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể đưa phương tiện ra khỏi phần đường xe chạy, thì cần phải báo hiệu để người lái xe khác biết;
– Người đi bộ, các phương tiện xe thô sơ, phương tiện xe gắn máy, các loại xe mô tô, xe kéo, xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70km/h thì sẽ không được đi vào phần đường cao tốc, ngoại trừ người hoặc phương tiện hoặc các loại trang thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình bảo quản và bảo trì đường cao tốc.
Như vậy, người lái xe trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc an toàn giao thông theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ hiện nay thì còn phải thực hiện đầy đủ theo các quy định nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông.
THAM KHẢO THÊM: