Thuỷ lợi là tên gọi truyền thống của hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, đánh giá khai thác quá trình sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên nước, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai. Dưới đây là tổng hợp mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ lợi.
Mục lục bài viết
1. Tổng hợp hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy lợi:
Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ lợi hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Nghị định 03/2022/NĐ-CP. Tổng hợp hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ lợi như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Nghị định 03/2022/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về việc gây cản trở dòng chảy của các công trình thuỷ lợi. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi trồng rau, cắm các vật cản trở, và các hình thức đánh bắt khác gây cản trở cho dòng chảy;
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi ngậm tre, luồng, nứa, lá, gỗ hoặc tạo ra một vật cản khác gây cản trở cho dòng chảy;
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ hai, căn cứ theo quy định tại Điều 20 của Nghị định 03/2022/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về đổ rác thải/chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi. Cụ thể như sau:
– Hành vi đổ rác thải/chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi sẽ bị xử phạt như sau:
+ Phạt cảnh cáo đối với các đối tượng có hành vi đổ rác thải, đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi với khối lượng rác thải dưới 0,5 mét khối;
+ Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi đổ rác thải, đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi với khối lượng từ 0,5 mét khối đến dưới 1 mét khối;
+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi đổ rác thải, đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi với khối lượng từ 1 mét khối đến dưới 3 mét khối;
+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi đổ rác thải, đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi với khối lượng từ 3 mét khối đến dưới 5 mét khối;
+ Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi đổ rác thải, đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi với khối lượng từ 5 mét khối trở lên.
– Biện pháp khắc phục hậu quả có thể được áp dụng trong trường hợp này đó là bắt buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Thứ ba, căn cứ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 03/2022/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về vấn đề vận hành công trình thuỷ lợi. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Thực hiện không đúng quy định của pháp luật về vấn đề vận hành công trình thuỷ lợi đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ngoại trừ những trường hợp được quy định tại Điều 22 của Nghị định 03/2022/NĐ-CP;
+ Không có nhiệm vụ tuy nhiên vẫn tự tiện vận hành các công trình thuỷ lợi trái quy định pháp luật.
– Phạt tiền đối với các đối tượng có hành vi không có quy trình vận hành công trình thuỷ lợi phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không có quy trình vận hành công trình thuỷ lợi nhỏ theo quy định của pháp luật;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không có quy trình vận hành công trình thuỷ lợi vừa theo quy định của pháp luật;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không có quy trình vận hành công trình thuỷ lợi lớn hoặc vận hành công trình thuỷ lợi đặc biệt quan trọng theo quy định của pháp luật.
Thứ tư, căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Nghị định 03/2022/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định trong vấn đề thực hiện quy trình vận hành hồ chứa thuỷ lợi tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định trong quá trình vận hành hồ chứa thuỷ lợi nhỏ;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định trong quy trình vận hành hồ chứa thuỷ lợi vừa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không thực hiện quy định vận hành hồ chứa thuỷ lợi lớn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định trong quá trình vận hành hồ chứa thuỷ lợi quan trọng đặc biệt đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ năm, căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Nghị định 03/2022/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về việc sử dụng máy móc và các trang thiết bị thuộc công trình thuỷ lợi. Theo đó, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi sử dụng máy móc, sử dụng các loại trang thiết bị thuộc công trình thuỷ lợi sai mục đích sử dụng.
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy lợi là bao lâu?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ lợi và đê điều. Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 03/2022/NĐ-CP, có quy định cụ thể về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể như sau:
– Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được xác định như sau:
+ Đối với lĩnh vực phòng chống thiên tai và lĩnh vực thuỷ lợi thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được xác định là 01 năm;
+ Đối với lĩnh vực đê điều thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được xác định là 02 năm.
– Thời điểm được sử dụng để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được xác định như sau:
+ Đối với các hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện theo quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định 03/2022/NĐ-CP, thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện ra hành vi vi phạm;
+ Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định 03/2022/NĐ-CP, thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính sẽ được tính bắt đầu kể từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm trên thực tế.
Theo đó thì có thể nói, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ lợi hiện nay được xác định là 01 năm.
3. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy lợi là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 03/2022/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt. Theo đó, mức phạt tiền tối đa được xác định như sau:
– Đối với lĩnh vực phòng chống thiên tai được xác định là 50.000.000 đồng;
– Đối với lĩnh vực đê điều được xác định là 100.000.000 đồng;
– Đối với lĩnh vực thuỷ lợi được xác định là 250.000.000 đồng.
Tóm lại, mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ lợi là 250.000.000 đồng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Thủy lợi 2017;
– Nghị định 03/2022/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai; thủy lợi; đê điều.
THAM KHẢO THÊM: