Hoàn thuế nhập khẩu được hiểu là việc cơ quan thuế sẽ trả lại tiền thuế nhập khẩu nộp thừa cho người nộp thuế. Đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định phải có C/O để chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa. Vậy quy định của pháp luật về thời điểm nộp bổ sung C/O để được hoàn thuế nhập khẩu như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Các trường hợp nào được hoàn thuế?
Căn cứ Điều 19 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định các trường hợp hoàn thuế bao gồm:
– Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu nhưng không có hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu hoặc nhập khẩu, xuất khẩu ít hơn so với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu đã nộp thuế.
– Người nộp thuế đã nộp thuế nhập khẩu nhưng hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất được hoàn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế xuất khẩu.
– Người nộp thuế đã nộp thuế xuất khẩu nhưng hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập được hoàn thuế xuất khẩu và không phải nộp thuế nhập khẩu.
– Người nộp thuế đã nộp thuế đối với máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất, trừ trường hợp đi thuê để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất, khi tái xuất ra nước ngoài hoặc xuất vào khu phi thuế quan.
– Người nộp thuế đã nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã đưa vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đã xuất khẩu sản phẩm.
2. Thời điểm nộp bổ sung C/O để được hoàn thuế nhập khẩu:
Căn cứ Điều 12 Thông tư số 33/2023/TT-BTC quy định về thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu như sau:
– Đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam và hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi thuế quan trong quan hệ thương mại với Việt Nam:
+ Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan.
+ Nếu như chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì xử lý như sau:
- Hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng thuế suất nhập khẩu ưu đãi hoặc thuế suất thông thường và được thông quan theo quy định.
- Áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt và được thông quan theo quy định nếu như tổ chức tín dụng bảo lãnh số tiền thuế chênh lệch.
- Trong thời hạn một (01) năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, người khai hải quan sẽ kê khai và nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Lưu ý: chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp cho cơ quan hải quan phải đảm bảo còn trong thời hạn hiệu lực.
– Đối với hàng hóa theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để chứng minh hàng hóa được nhập khẩu từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thuộc danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc; hoặc hàng hóa nằm trong Danh mục tại Phụ lục V ban hành tại Thông tư số 33/2023/TT-BTC hoặc theo thông báo của các Bộ, ngành phải có chứng từ chứng nhận xuất xứ để xác định hàng hóa không có xuất xứ từ các nước có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát: thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là tại thời điểm làm thủ tục hải quan.
– Đối với hàng hóa thuộc Danh mục theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương thông báo đang ở thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại, biện pháp hạn chế số lượng: thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm làm thủ tục hải quan.
Nếu như chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan thì xử lý như sau:
+ Hàng hóa nhập khẩu phải áp dụng mức thuế theo các biện pháp do Bộ Công Thương quyết định.
+ Trong vòng 30 ngày tính từ ngày đăng ký tờ khai hải quan để áp dụng mức thuế theo các biện pháp do Bộ công thương quyết định thì người khai hải quan khai và nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Do đó, để được hoàn thuế nhập khẩu, người khai hải quan được phép nộp bổ sung C/O theo thời điểm quy định như trên.
3. Hồ sơ hoàn thuế nhập khẩu:
Trường hợp 1: Hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập, hồ sơ bao gồm:
– Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu (Mẫu số 01 Phụ lục VIIa hoặc công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP).
– Đối với trường hợp đã thanh toán: cần có chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Đối với trường hợp mua, bán hàng hóa thì cần có
– Đối với hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác thì cần có hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
– Phải có thêm thông báo của khách hàng nước ngoài hoặc
Trường hợp 2: Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu phải tái xuất, hồ sơ gồm:
– Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin (theo mẫu số 01 Phụ lục VIIa hoặc công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP).
– Hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của pháp luật về hóa đơn hoặc hóa đơn thương mại.
– Đối với trường hợp đã thanh toán thì cần có chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Đối với trường hợp mua, bán hàng hóa cần có hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu.
– Đối với hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác: cần có hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
– Trường hợp xuất trả chủ hàng nước ngoài ban đầu đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định: phải có văn bản thỏa thuận trả lại hàng hóa cho phía nước ngoài.
– Đối với hàng hóa nhập khẩu: cần có văn bản thông báo của doanh nghiệp bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế về việc không giao được cho người nhận.
Trường hợp 3: Hoàn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh nhưng đã xuất khẩu sản phẩm, hồ sơ gồm:
– Công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu gửi qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo các tiêu chí thông tin (theo mẫu số 01 Phụ lục VIIa hoặc công văn yêu cầu hoàn thuế xuất khẩu, nhập khẩu theo Mẫu số 09 Phụ lục VII ban hành kèm theo Nghị định 18/2021/NĐ-CP).
– Đối với trường hợp đã thanh toán thì cần nộp chứng từ thanh toán hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Đối với trường hợp mua, bán hàng hóa: cần hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu và hóa đơn theo hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu.
– Đối với hình thức xuất khẩu, nhập khẩu ủy thác: cần có hợp đồng ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu.
– Báo cáo tính thuế nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu.
– Đối với trường hợp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện để sản xuất sản phẩm, sau đó sử dụng sản phẩm này để gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng gia công với nước ngoài: cần hợp đồng gia công ký với khách hàng nước ngoài.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Nghị định số 134/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
THAM KHẢO THÊM: