Hoàn thuế giá trị gia tăng (hay còn được gọi là hoàn thuế VAT) là việc cơ quan thuế trả lại một khoản thuế giá trị gia tăng mà người nộp thuế nộp vào ngân sách nhà nước. Dưới đây là Bộ chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
- 1 1. Bộ chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng:
- 2 2. Thông tin sử dụng để phân tích và đánh giá xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro?
- 3 3. Việc xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với chỉ số tiêu chí nhóm 2 được thực hiện thế nào?
1. Bộ chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng:
Hoàn thuế nói chung và hoàn thuế giá trị gia tăng là một trong những vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Để được hoàn thuế giá trị gia tăng thì cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định. Pháp luật hiện nay cũng quy định cụ thể về điều kiện hoàn thuế giá trị gia tăng. Các cơ sở kinh doanh, tổ chức thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu đáp ứng được đồng thời các điều kiện sau đây:
– Là cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ;
– Đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép đầu tư, giấy phép hành nghề, quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật;
– Lập hồ sơ kế toán, lưu giữ sổ sách kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
– Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, các trường hợp cơ sở kinh doanh đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên tờ khai thuế giá trị gia tăng thì sẽ không được phép kết chuyển số thuế đầu vào đá đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp theo.
Đồng thời, nhiều người đang quan tâm đến Bộ chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng. Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Quyết định 1388/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế, có nhóm chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng như sau:
+ Nhóm I: Đây là nhóm chỉ số tiêu chí phân loại thành phần hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau. Theo đó, đây là nhóm các chỉ số tiêu chí mà nếu người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro thuộc một trong các tiêu chí này thì thành phần hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật sẽ được thực hiện phân loại thuộc diện kiểm tra trước và hoàn thuế sau.
+ Nhóm II: Nhóm chỉ số tiêu chí phân loại thành phần hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng theo phương pháp. Điểm rủi ro. Theo đó, đây là nhóm các chỉ số tiêu chí áp dụng theo phương pháp tính điểm và xếp hạng rủi ro. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện hoạt động phân loại thành phần hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro, để từ đó có thể xây dựng kế hoạch kiểm tra và thanh tra sau khi hoàn thuế giá trị gia tăng.
+ Nhóm III: Đây là nhóm chỉ số tiêu chí theo yêu cầu quản lý của cơ quan thuế. Là nhóm các chỉ số tiêu chí áp dụng theo phương pháp. Điểm rủi ro mà cơ quan thuế có thể lựa chọn bổ sung vào Bộ chỉ số tiêu chí đánh giá rủi ro, phân loại thành phần hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng.
Như vậy, Bộ chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng hiện nay bao gồm 03 nhóm theo phân tích nêu trên.
2. Thông tin sử dụng để phân tích và đánh giá xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro?
Thông tin sử dụng để phân tích, đánh giá xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Quyết định 1388/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế. Theo đó, điều luật này có quy định về nguyên tắc áp dụng. Cụ thể như sau:
– Việc đánh giá xếp hạng rủi ro đối với người nộp thuế để phân loại thành phần hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, xây dựng kế hoạch kiểm tra/thanh tra sau khi hoàn thuế giá trị gia tăng sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật, thực hiện theo Bộ chỉ số tiêu chí phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và thực hiện theo hướng dẫn ban hành tại Quyết định 1388/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế;
– Thông tin sử dụng để phân tích và đánh giá xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro bao gồm:
+ Thông tin về người nộp thuế được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thuế;
+ Thông tin về người nộp thuế thu thập được trong quá trình quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền;
+ Thông tin về người nộp thuế do các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan cung cấp.
Đồng thời cần phải lưu ý, các thông tin này được cập nhật một cách thường xuyên và đầy đủ vào hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, cập nhật đầy đủ trên các ứng dụng quản lý rủi ro để đảm bảo cho quá trình phân tích đánh giá, nhận diện người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro chính xác và kịp thời nhất. Việc đánh giá xếp hạng rủi ro đối với người nộp thuế sẽ được thực hiện hoàn toàn tự động, hầu hết tập trung vào ứng dụng quản lý rủi ro để có thể phân loại thành phần hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng, sau đó lập kế hoạch kiểm tra thanh tra sau khi hoàn thuế giá trị gia tăng.
Theo đó, theo điều luật phân tích nêu trên, thông tin sử dụng để phân tích đánh giá xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro sẽ bao gồm:
– Thông tin về người nộp thuế được cập nhật trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thuế;
– Thông tin về người nộp thuế thu thập được trong quá trình giám sát, kiểm tra, thanh tra, quản lý người nộp thuế;
– Thông tin về người nộp thuế do các cơ quan, tổ chức và đơn vị có liên quan cung cấp.
Đồng thời cần phải lưu ý, các thông tin này bắt buộc phải được cập nhật một cách thường xuyên và đầy đủ lên hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế và các ứng dụng quản lý rủi ro, để từ đó có thể đảm bảo cho quá trình phân tích đánh giá và nhận diện người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro một cách chính xác và kịp thời nhất.
3. Việc xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với chỉ số tiêu chí nhóm 2 được thực hiện thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Quyết định 1388/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế, có quy định về việc xác định người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro trong phân loại thành phần hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng đối với chỉ số tiêu chí nhóm II dựa trên phương pháp phân tích đánh giá rủi ro thực hiện theo phương pháp. Điểm, cụ thể được thực hiện như sau:
– Phương pháp xác định điểm rủi ro của từng chỉ số tiêu chí sẽ được tính toán dựa trên các hàm xác suất thống kê hoặc dựa trên phương pháp thống kê số liệu;
– Thang điểm áp dụng đối với các chỉ số tiêu chí được xác định là thang điểm 10, trong đó điểm rủi ro cao nhất là 10 và điểm rủi ro thấp nhất là 01;
– Trọng số để đánh giá mức độ trọng yếu của từng chỉ số tiêu chí cao nhất là 05 và chỉ số thấp nhất là 01. Tổng cục thuế là cơ quan có thẩm quyền quy định trọng số đối với từng chỉ số tiêu chí phù hợp theo từng thời kỳ;
– Xác định tổng điểm rủi ro của người nộp thuế theo quy định của pháp luật là tổng số giá trị điểm rủi ro các chỉ số tiêu chí của người nộp thuế;
– Về vấn đề xếp hạng rủi ro, dựa trên cơ sở tổng điểm sử do của người nộp thuế và ngưỡng rủi ro được quy định trong từng thời kỳ, ứng dụng quản lý rủi ro sẽ tự động xếp hạng rủi ro thành phần hồ sơ đề nghị hoàn thuế giá trị gia tăng của người nộp thuế được đánh giá theo một trong ba hạng như sau: Rủi ro cao, rủi ro trung bình và rủi ro thấp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Quyết định 1388/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế áp dụng quản lý rủi ro trong phân loại hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng và lựa chọn người nộp thuế để xây dựng kế hoạch kiểm tra, thanh tra sau hoàn thuế.
THAM KHẢO THÊM: