Ngày nghỉ trong tháng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển cân bằng của người lao động. Đây không chỉ là thời gian để họ nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe sau những ngày làm việc căng thẳng, mà còn là cơ hội để họ dành thời gian cho bản thân, gia đình và cộng đồng, cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc.
Mục lục bài viết
1. Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày mỗi tháng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 105
Theo đó, thời giờ làm việc bình thường không vượt quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Cùng với đó, người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trong trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không vượt quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Trong đó, Nhà nước cũng khuyến khích việc người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
Ngoài ra, người sử dụng lao động phải đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định pháp luật liên quan để giới hạn thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm và có hại.
Cũng tại quy định tại Điều 111
Tuy nhiên, người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào
Trong trường hợp ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Vì vậy, cũng tùy thuộc vào số ngày trong một tháng, số ngày làm việc tối đa mỗi tháng sẽ thay đổi. Tuy nhiên, người sử dụng lao động cần đảm bảo tối thiểu là 04 ngày nghỉ cho người lao động theo quy định của luật.
2. Đi làm vào ngày nghỉ thì trả lương như thế nào?
Căn cứ vào quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
Nếu công ty đã quy định ngày nghỉ hàng tuần và đáp ứng các điều kiện sử dụng lao động, nhân viên làm việc vào ngày đó sẽ được trả mức lương quy định như sau:
Theo đó, người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
– Mức lương vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
– Mức lương vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
– Mức lương vào các ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Đồng thời, người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Ngoài ra, người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Đồng thời, căn cứ quy định tại Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 có quy định thêm về làm thêm giờ như sau:
Theo đó, thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc
Thêm vào đó, người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yếu tố cần thiết sau đây:
– Phải được sự đồng ý của người lao động;
– Phải bảo đảm được số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trong trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không được vượt quá 12 giờ trong 01 ngày; không vượt quá 40 giờ trong 01 tháng;
– Phải bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không vượt quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019.
Do đó, nếu công ty đáp ứng đủ điều kiện sử dụng lao động làm thêm giờ, khi nhân viên làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần, họ sẽ được hưởng mức lương ít nhất là 200% theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực tế dựa trên công việc đang thực hiện.
Trong trường hợp làm việc vào ban đêm, họ sẽ được trả thêm ít nhất 30% so với tiền lương theo đơn giá hoặc tiền lương thực tế dựa trên công việc của ngày làm việc bình thường. Có thể thấy quy định của luật rất chặt chẽ trong việc làm thêm giờ và vấn đề trả lương cho người lao động thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Nhà nước đối với tầng lớp lao động trong xã hội Việt Nam.
3. Người lao động được phép làm thêm tối đa bao nhiêu giờ vào ngày nghỉ hàng tuần?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/02/2020 hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động có quy định về giới hạn số giờ làm thêm như sau:
Theo đó, tổng số giờ làm thêm không vượt quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/02/2020 hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
Trong trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 tiếng trong 01 ngày.
Đối với trường hợp làm việc không trọn thời gian đã thỏa thuận với người sử dụng lao động khi giao kết
Cùng với đó, tổng số giờ làm thêm không vượt quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Thêm vào đó, thời giờ nghỉ giữa giờ quy định tại các khoản 1 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/02/2020 hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động sẽ được giảm trừ khi tính tổng số giờ làm thêm trong tháng, trong năm để xác định việc tuân thủ quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 107 của Bộ luật Lao động 2019 về làm thêm giờ.
Như vậy, theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/02/2020 hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, thời gian làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần không được vượt quá 12 giờ trong một ngày. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người lao động, đồng thời đảm bảo rằng họ không phải làm việc quá mức, gây căng thẳng và ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và gia đình. Số giờ làm thêm giờ được giới hạn nhằm tránh tình trạng làm việc quá độ, đảm bảo rằng người lao động có thời gian nghỉ ngơi và phục hồi sau những ngày làm việc căng thẳng. Điều này cũng giúp tăng cường hiệu suất làm việc và sự hài lòng của nhân viên trong công việc.
Các văn bản quy phạm pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/02/2020 hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
THAM KHẢO THÊM: