Lương hưu là thủ tục và khoản phí trả cho người lao động khi đã đến tuổi nghỉ hưu (hết tuổi lao động) theo quy định của pháp luật. Chế độ này sẽ giúp đảm bảo rằng những người lao động lớn tuổi có các chi phí cần thiết để chi trả cho các nhu cầu sống cơ bản và chăm sóc sức khỏe của họ. Vậy trường hợp nào được hưởng lương hưu với mức thấp hơn?
Mục lục bài viết
1. Trường hợp được hưởng lương hưu với mức thấp hơn:
Căn cứ Điều 56
– Trường hợp 1: từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu được pháp luật quy định tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó là cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa sẽ bằng 75%. Tức là, người lao động đã đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì có công thức tính lương hưu hằng tháng như sau:
Mức lương hưu hằng tháng đối với nam = 45% (tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 2%
Mức lương hưu hằng tháng đối với nữ = 45% (tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 3%.
– Trường hợp 2: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu pháp luật quy định được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
+ Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, vào năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó là cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
+ Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm. Sau đó là cứ thêm mỗi năm, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Tức là:
– Đối với lao động nam:
+ Nghỉ hưu vào năm 2018: Mức lương hưu hằng tháng = 45% (tương ứng 16 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 2%
+ Nghỉ hưu vào năm 2019: Mức lương hưu hằng tháng = 45% (tương ứng 17 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 2%
+ Nghỉ hưu vào năm 2020: Mức lương hưu hằng tháng = 45% (tương ứng 18 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 2%
+ Nghỉ hưu vào năm 2021: Mức lương hưu hằng tháng = 45% (tương ứng 19 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 2%
+ Nghỉ hưu vào năm 2022 trở đi: Mức lương hưu hằng tháng = 45% (tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 2%.
– Đối với lao động nữ: nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi thì công thức tính lương hưu hằng tháng như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = 45% (tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 2%.
– Trường hợp 3: đối với người lao động hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động pháp luật đã quy định được tính như đối với 02 trường hợp trên, sau đó là cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Lưu ý rằng, ở trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, nếu như từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Có nghĩa là, nếu như người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động thì cách tính lương hưu hằng tháng đối với đối tượng này như sau:
Tình huống 1: nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018
Mức lương hưu hằng tháng đối với nam = 45% (tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 2% – 2% (tương ứng với số năm nghỉ hưu trước tuổi)
Mức lương hưu hằng tháng đối với nữ = 45% (tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 3% – 2% (tương ứng với số năm nghỉ hưu trước tuổi).
Tình huống 2: nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi
– Đối với lao động nam:
+ Nghỉ hưu vào năm 2018: Mức lương hưu hằng tháng = 45% (tương ứng 16 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 2% – 2% (tương ứng với số năm nghỉ hưu trước tuổi).
+ Nghỉ hưu vào năm 2019: Mức lương hưu hằng tháng = 45% (tương ứng 17 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 2% – 2% (tương ứng với số năm nghỉ hưu trước tuổi).
+ Nghỉ hưu vào năm 2020: Mức lương hưu hằng tháng = 45% (tương ứng 18 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 2% – 2% (tương ứng với số năm nghỉ hưu trước tuổi).
+ Nghỉ hưu vào năm 2021: Mức lương hưu hằng tháng = 45% (tương ứng 19 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 2% – 2% (tương ứng với số năm nghỉ hưu trước tuổi).
+ Nghỉ hưu vào năm 2022 trở đi: Mức lương hưu hằng tháng = 45% (tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 2% – 2% (tương ứng với số năm nghỉ hưu trước tuổi).
– Đối với lao động nữ:
Mức lương hưu hằng tháng = 45% (tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội) + Số năm đóng BHXH x 2% – 2% (tương ứng với số năm nghỉ hưu trước tuổi).
Như vậy, qua các phân tích trên có thể khẳng định được rằng trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động thì sẽ được hưởng lương hưu với mức thấp hơn.
2. Điều kiện được hưởng lương hưu với mức thấp hơn:
Như đã phân tích ở mục trên người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động thì sẽ được hưởng lương hưu với mức thấp hơn. Như vậy, điều kiện được hưởng lương hưu với mức thấp hơn tức là người lao động phải đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Căn cứ Điều 55 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội thì điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động quy định như sau:
2.1. Những người lao động không phải sĩ quan:
– Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với những người có đủ điều kiện hưởng lương hưu nếu mà thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của
+ Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động hiện hành khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
+ Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do chính Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
2.2. Những người lao động là sĩ quan:
Người lao động là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, những người là hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu có hưởng lương như đối với quân nhân và những người là hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ mà có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu có đang theo học được hưởng sinh hoạt phí khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, đã bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với những người mà có đủ điều kiện hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định ở tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động;
– Có đủ 15 năm trở lên có làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do chính Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội.
THAM KHẢO THÊM: