Trong những năm gần đây, trên địa bàn của các tỉnh thành phố, nhu cầu người dân về việc xuất nhập cảnh ra nước ngoài với nhiều mục đích khác nhau, có thể để học tập, lao động, thăm người thân, du lịch ... có chiều hướng gia tăng. Hiện tượng làm hộ chiếu giả cũng xuất hiện ngày càng nhiều. Dưới đây là cách nhận biết và phân biệt hộ chiếu thật và giả.
Mục lục bài viết
1. Hướng dẫn cách nhận biết, phân biệt hộ chiếu thật hay giả:
Trước hết, bên cạnh những loại giấy tờ tùy thân quan trọng như: căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, giấy phép lái xe … thì hộ chiếu cũng là một trong những loại giấy tờ cá nhân thông dụng, có giá trị thay thế cho các loại giấy tờ tùy thân, đây là loại giấy tờ không thể thiếu trong quá trình thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh để du lịch, công tác, thăm người thân tại nước ngoài … Hiện nay, Thông tư 31/2023/TT-BCA của Bộ Công an đang có hiệu lực, đưa ra mẫu hộ chiếu mới thay thế cho mẫu hộ chiếu cũ. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Thông tư 31/2023/TT-BCA của Bộ Công an, có quy định cụ thể về các mẫu hộ chiếu. Bao gồm:
– Hộ chiếu ngoại giao, đây là loại hộ chiếu có trang bìa màu nâu đỏ (là hộ chiếu dành cho quan chức thuộc cấp cao trong bộ máy nhà nước);
– Hộ chiếu công vụ, đây là loại hộ chiếu có trang bìa màu xanh lá cây đậm (là loại hộ chiếu dành cho những người làm công vụ tại nước ngoài);
– Hộ chiếu phổ thông, đây là loại hộ chiếu có trang bìa màu xanh tím (là loại hộ chiếu phổ biến nhất thường dùng để đi du lịch);
– Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn, đây là loại hộ chiếu có trang bìa màu đen.
Theo đó, pháp luật đã quy định cụ thể về hộ chiếu, vai trò của hộ chiếu và các loại hộ chiếu khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, khi nhu cầu của người dân về thủ tục xuất nhập cảnh ngày càng gia tăng thì tội phạm liên quan tới hộ chiếu ra cũng tăng cao. Trong quá trình cấp hộ chiếu, đa số người dân đều chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về vấn đề quản lý và sử dụng hộ chiếu. Tuy nhiên bên cạnh đó, do thủ tục hành chính liên quan tới quá trình cấp hộ chiếu ngày càng đơn giản và thuận lợi, lợi dụng tình trạng đó nhiều đối tượng đã có hành vi sử dụng và làm giả hộ chiếu nhằm mục đích xuất nhập cảnh trái phép, xu hướng này đã và đang có chiều hướng gia tăng.
Trước sự quản lý chặt chẽ của cơ quan chức năng, tình trạng hộ chiếu ra ở Việt Nam cũng đã giảm đáng kể, người dân ngày càng hiểu biết hơn, vì vậy vấn nạn làm giả hộ chiếu cũng đã không còn là mối quan ngại lớn cho nhiều người. Tuy nhiên, đâu đó có người dân vẫn chưa phân biệt và chưa biết cách nhận biết hộ chiếu thật và hộ chiếu giả. Vì vậy, nhận biết và phân biệt hộ chiếu thật/giả đóng vai trò vô cùng quan trọng. Pháp luật hiện nay không hướng dẫn cụ thể về cách nhận biết và phân biệt hộ chiếu thật và hộ chiếu giả. Tuy nhiên, có thể nhận biết và phân biệt hộ chiếu thật, giả thông qua các cách thức và một số dấu hiệu tiêu biểu như sau:
– Hộ chiếu thật luôn luôn có biểu tượng quốc huy vô cùng rõ ràng, hộ chiếu thật được in tỉ mỉ và sắc nét, không bị nhợt nhạt;
– Các hình thù và biểu tượng trên hộ chiếu thật được in cân đối, các biểu tượng về danh lam thắng cảnh trong hộ chiếu được in nổi, màu sắc chân thực và rõ nét.
Tuy nhiên trên thực tế, rất khó để có thể phân biệt hộ chiếu thật và hộ chiếu giả bằng mắt thường, chỉ có những người làm việc trong cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới có thể dễ dàng xác minh thông qua quá trình cập nhật thông tin dữ liệu lưu trữ trên hệ thống quản lý xuất nhập cảnh và hộ chiếu. Thậm chí, những nhân viên tại sân bay đôi khi cũng có thể dễ dàng bỏ lọt những quyển hộ chiếu giả. Và đồng thời, quá trình kiểm tra hộ chiếu cũng là kĩ thuật/thông tin bí mật, người dân không thể nào dễ dàng truy cập vào các thông tin này, vì vậy tốt nhất nên tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Cục xuất nhập cảnh hoặc Phòng xuất nhập cảnh nơi công dân đăng ký thường trú để có thể xác định thông tin về các quyển hộ chiếu, sớm phát hiện ra hộ chiếu giả để hạn chế những rủi ro không đáng có.
2. Mức xử phạt đối với người có hành vi làm giả hộ chiếu:
Hành vi làm ra hộ chiếu là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật. Vì vậy, người làm giả hộ chiếu hoàn toàn sẽ bị xử phạt theo điều luật tương ứng trong trường hợp hành vi này chưa xâm phạm tới khách thể do bộ luật hình sự bảo vệ, chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 18 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về xuất nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại. Theo đó:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
– Có hành vi làm giả hộ chiếu, làm giả giấy thông hành, lan ra các loại giấy tờ tài liệu có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài để thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh hoặc cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam hoặc thẻ ABTC;
– Có hành vi ra vào hoặc ở lại đại sứ quán, lãnh sự quán, các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan lãnh sự, trụ sở của cơ quan/tổ chức quốc tế đặc trên lãnh thổ của Việt Nam tuy nhiên không được sự đồng ý và cho phép của các cơ quan đó;
– Người nước ngoài cư trú tại các khu vực cấm, không cho phép người nước ngoài cư trú;
– Chủ phương tiện, người quản lý phương tiện, người điều khiển các phương tiện có hành vi vận chuyển người nhập cảnh hoặc xuất cảnh ra/vào lãnh thổ của Việt Nam trái quy định pháp luật;
– Có hành vi tổ chức, xúi giục, chứa chấp, môi giới, giúp sức, che giấu, tạo điều kiện thuận lợi cho người khác thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh hoặc ở lại nước ngoài, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam, qua lại biên giới quốc gia trái quy định pháp luật;
– Người nước ngoài không chấp hành quyết định bắt buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vẫn tiếp tục cư trú trái phép trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó thì có thể nói, người có hành vi làm giả hộ chiếu có thể sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng tới 40.000.000 đồng. Tuy nhiên, đây là mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trong trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt sẽ được xác định là hai lần mức xử phạt áp dụng đối với cá nhân trong cùng một hành vi vi phạm, cụ thể là 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
3. Làm hộ chiếu giả có thể bị đi tù không?
Người làm giả hộ chiếu hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức, tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức căn cứ theo quy định tại Điều 341 của Bộ luật hình sự năm 2015 khi gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm tới khách thể do bộ luật hình sự bảo vệ. Theo đó, hành vi làm giả con dấu, tài liệu hoặc các loại giấy tờ tài liệu khác của cơ quan tổ chức được hiểu là hành vi làm ra một cách trái phép con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan như khắc con dấu giả, in, ký tên, đóng dấu để tạo ra các loại giấy tờ tài liệu mạo danh cơ quan tổ chức như văn bằng, chứng chỉ giả, chứng minh thư giả, hộ chiếu giả … Đồng thời, lỗi của các chủ thể vi phạm trong trường hợp này được xác định là lỗi cố ý. Theo đó, người phạm tội biết con dấu, tài liệu hoặc các loại giấy tờ mà mình làm ra là giả, và sẽ sử dụng cho quá trình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Theo đó, khung hình phạt thấp nhất là phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt cao nhất là phạt tù từ 02 năm đến 05 năm và phạt tù từ 03 năm đến 07 năm. Không tiền phạt bổ sung có thể được áp dụng là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Theo đó, đối với hành vi làm giả hộ chiếu, tùy vào tính chất mức độ khác nhau mà không hình phạt của tòa án tuyên sẽ khác nhau, cao nhất có thể lên tới 07 năm tù.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017);
– Thông tư 25/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam;
– Thông tư 31/2023/TT-BCA của Bộ Công an quy định về mẫu hộ chiếu, mẫu giấy thông hành và các biểu mẫu liên quan;
– Văn bản hợp nhất 29/VBHN-VPQH năm 2023 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: