Quy định về quyền được giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu thực tiễn của xã hội, đồng thời quy định này cũng đảm bảo tính công bằng cho các đối tượng nộp thuế. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì bố mẹ bao nhiêu tuổi sẽ được tính giảm trừ gia cảnh?
Mục lục bài viết
1. Bố mẹ bao nhiêu tuổi thì được tính giảm trừ gia cảnh?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề giảm trừ gia cảnh. Về phương diện đạo đức và phương diện kinh tế thì giảm trừ gia cảnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ cho người chịu thuế thu nhập cá nhân. Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Văn bản hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2014 có quy định về vấn đề giảm trừ gia cảnh. Theo đó, người phụ thuộc được xác định là người mà đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân cần phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, trong đó bao gồm:
– Con chưa thành niên, con bị tàn tật và không có khả năng lao động;
– Các cá nhân không có thu nhập hoặc các cá nhân có thu nhập tuy nhiên không vượt quá mức quy định, trong đó bao gồm con thành niên đang trong quá trình học đại học/hoặc học cao đẳng/hoặc học trung học chuyên nghiệp/học nghề, vợ hoặc chồng không có khả năng lao động để tự nuôi chính bản thân mình, bố mẹ đã hết độ tuổi lao động hoặc bố mẹ không có khả năng lao động để tự nuôi chính bản thân mình, những người khác không nơi lương tựa mà người nộp thuế thu nhập cá nhân phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Theo đó thì có thể nói, bố mẹ đã hết độ tuổi lao động hoặc bố mẹ không có khả năng lao động được xem là một trong những người phụ thuộc và được tính giảm trừ gia cảnh trong quá trình tính thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu, có quy định cụ thể về độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường. Theo đó, độ tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường căn cứ theo quy định tại Điều 169 của
Theo đó thì có thể nói, bố/mẹ sẽ được xác định là những người phụ thuộc trong năm 2024 khi đáp ứng được một trong các điều kiện sau đây:
– Bố/mẹ đã hết độ tuổi lao động, cụ thể là bố từ đủ 61 tuổi và mẹ từ đủ 56 tuổi 04 tháng;
– Bố/mẹ không có khả năng lao động.
Theo đó, bố/mẹ sẽ được kê khai là những người phụ thuộc và đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể được tính giảm trừ gia cảnh vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
2. Mức giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ của người nộp thuế là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân, có quy định cụ thể về mức giảm trừ gia cảnh. Theo đó, mức giảm trừ gia cảnh sẽ được xác định cụ thể như sau:
– Mức giảm trừ gia cảnh đối với đối tượng nộp thuế theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 11.000.000 đồng/tháng, tương đương với 132.000.000 đồng/năm;
– Mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc theo quy định của pháp luật hiện nay được xác định là 4.400.000 đồng/tháng.
Theo đó thì có thể nói, mức giảm trừ gia cảnh cho bố mẹ của người nộp thuế trong năm 2024 sẽ được xác định như điều luật phân tích nêu trên, trong đó thì mức giảm trừ gia cảnh đối với bản thân người nộp thuế thu nhập cá nhân là 11.000.000 đồng/tháng, và mức giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4.400.000 đồng/tháng (trong đó tách riêng bố 4.400.000 đồng và mẹ 4.400.000 đồng).
3. Có được đăng người phụ thuộc cho cả bố và mẹ để được giảm trừ gia cảnh không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về các khoản giảm trừ gia cảnh. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính, có quy định cụ thể về các khoản giảm trừ gia cảnh, trong đó có quy định về nguyên tắc tính giảm trừ gia cảnh. Cụ thể như sau:
– Giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế sẽ được xác định như sau:
+ Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập khác nhau từ tiền lương, thu nhập từ tiền công, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì tại một thời điểm người nộp thuế sẽ được quyền lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi;
+ Đối với người nước ngoài là cá nhân cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam sẽ được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng một hoặc từ tháng mà người đó đến Việt Nam trong trường hợp cá nhân lần đầu tiên có mặt trên lãnh thổ của Việt Nam đến tháng kết thúc
+ Trong trường hợp trong năm tính thuế thu nhập cá nhân, cá nhân đó chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ thời gian 12 tháng thì cá nhân đó sẽ được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện thủ tục quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
– Giảm trừ gia cảnh cho người khác sẽ được thực hiện như sau:
+ Người nộp thuế sẽ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã thực hiện thủ tục đăng ký thuế và được cấp mã số thuế;
+ Khi người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký giảm trừ gia cảnh cho những người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho những người phụ thuộc đó, và được tạo tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi người nộp thuế đăng ký. Đối với người nộp thuế đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước giai đoạn ngày Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính có hiệu lực thi hành thì sẽ tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế;
+ Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho những người phụ thuộc trong năm tính thuế, thì sẽ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc được tính bắt đầu kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện thủ tục quyết toán thuế và có tiến hành đăng ký giảm trừ gia cảnh cho những người phụ thuộc;
+ Mỗi người phụ thuộc sẽ chỉ được tính giảm trừ gia cảnh một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trong trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc cần phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế sẽ tự thỏa thuận với nhau để đăng ký giảm trừ gia cảnh cho một người nộp thuế.
Theo đó thì có thể nói, pháp luật chỉ quy định mỗi người phụ thuộc chỉ được giảm trừ gia cảnh một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trong trường hợp có nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc cần nuôi dưỡng thì người nộp thuế sẽ phải tự thỏa thuận với nhau để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế, pháp luật không giới hạn tối đa số người phụ thuộc.
Theo đó, một người nộp thuế hoàn toàn sẽ có quyền được đăng ký người phụ thuộc cho cả bố và cả mẹ để được giảm trừ gia cảnh. Người phụ thuộc chỉ cần thuộc một trong những đối tượng được giảm trừ gia cảnh và thỏa mãn đầy đủ các điều kiện để có thể giảm trừ thì sẽ được giảm trừ gia cảnh trong quá trình tính thuế thu nhập cá nhân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân;
– Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và
– Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính;
– Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.
THAM KHẢO THÊM: